Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

TRẦN VĂN HẠO - NGƯỜI CON ƯU TÚ TỘC TRẦN

Trần Văn Hạo

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Văn Hạo (sinh năm 1935), hay Trần Hạo, là một nhà toán học và nhà giáo dục Việt Nam. Ông hiện là Phó giáo sư,Tiến sĩ, Ủy viên Hội đồng bộ môn Toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh[1], giảng viên Khoa Toán Tin, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh[2]. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của nhiều giáo trình cũng như sách giáo khoa hiện đang được sử dụng trong các trường Phổ thông Trung học tại Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 27 tháng 10 năm 1935 tại làng Long Đống xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thủy tổ ông là cụ Trần Dĩnh Xuyên quê ở Hà Tĩnh, đến dạy học ở Hưng Nguyên từ thế kỷ 17. Ông nội của ông là cụ Trần Văn Song, Cử nhân Hán học năm 1888, thân sinh là cụ Trần Văn Xí, anh trai là PGS TS toán học Trần Văn Hãn, cháu ruột (gọi ông Trần Văn Hạo là chú) là Tiến Sĩ Toán học Trần Văn Triển, nguyên Giảng viên Trường Đại hoc Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại hoc Khoa học tự nhiên).[3]
Được giáo dục của thân phụ cũng như truyền thống dòng họ, từ nhỏ ông đã có chí hướng học hành. Mặc dù hoàn cảnh chiến tranh làm việc học bị gián đoạn nhiều lần, tuy nhiên, đến năm 1954, ông trở thành một những sinh viên đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Khoa học, bấy giờ do Gíao sư Lê Văn Thiêm làm Hiệu trưởng. Ông tốt nghiệp năm 1956 và là một trong 6 sinh viên được giữ lại làm giảng viên tại trường[4].
Cuối năm 1959, Ông được Đảng và Nhà nước cử đi học và làm luận án PTS rồi TS tại Khoa Toán-Tin - Trường ĐH Tổng Hợp Lomonoxop(MGU) Liên Bang Xô Viết, đây được coi là trường lớn nhất XHCN lúc bấy giờ và ông cũng thuộc số ít sinh viên Châu Á được đào tạo tại khoa danh giá này, những người thuộc thế hệ sau này được đào tạo tại Khoa Toán đa số là học sinh xuất sắc từng đoạt giải quốc tế như Lê Bá Khánh Trình, Trương Gia Bình (FPT),...[5]
Tháng 4 năm 1963, ông về nước giảng dạy tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Đến năm 1965, ông được cử vào giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Vinh. Kể từ tháng 10 năm 1966, ông tham gia giảng dạy lớp Chuyên Toán đặc biệt của Đại học Sư phạm Vinh, đào tạo nhiều thế hệ nhà toán học Việt Nam như Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Mỹ Tú (học sinh khóa 1), Giám đốc Học viện Mật mã Trung ương; Giáo sư, Tiến sĩ, Trung tướng Phạm Thế Long (học sinh khóa 2), Giám đốc Học viện kỹ thuật Quân sự; Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Giao (học sinh khóa 2), Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Lê Tuấn Hoa (học sinh khóa 6), Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Viện trưởng Viện Toán học...
Năm 1967, nhà toán học Pháp Alexander Grothendieck, người được nhận giải Huy chương Fields lần đầu tiên năm 1966, sang thăm miền Bắc Việt Nam và giảng một loạt các bài giảng về các hướng nghiên cứu toán học hiện đại, chủ yếu về đại số đồng điều. Trong bản báo cáo về chuyến đi Việt Nam, ông viết rằng "có một nền toán học Việt Nam thật sự đúng nghĩa ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", đồng thời ghi về ấn tượng đặc biệt với khả năng của các nhà toán học trẻ Việt Nam và nêu tên đích danh 3 người là Đoàn QuỳnhHoàng Xuân Sính và Trần Văn Hạo. Ông có kế hoạch đưa những người này sang đào tạo ở bên Pháp, nhưng đáng tiếc về sau chỉ có giáo sư Hoàng Xuân Sính sang Paris làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của ông.
Năm 1983, ông được điều về Thành phố Hồ Chí Minh để tăng cường cho Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển cho khoa Toán, rồi khoa Toán - Tin, khoa Công nghệ Thông tin của trường.
Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1980. Ông có nhiều tác phẩm giáo trình như sách giáo khoa toán học cho các học sinh và sinh viên.Cùng những đóng góp to lớn khác của ông cho nền giáo dục của Việt Nam nói chung và Khoa học Toán học nói riêng, đặt nền móng cho các thế hệ làm Toán sau này. Ông cũng là tấm gương về đạo đức nhân cách của người thầy giáo, vươn lên với tinh thần vượt khó hiếu học vì sự nghiệp giáo dục.

Tác phẩm[2][sửa | sửa mã nguồn]

  1. Đại số cao cấp tập I - Đại số tuyến tính (1976) – Nxb Giáo dục Hà nội.
  2. Đại số 10 (1990), Nxb Giáo dục Tp. HCM.
  3. Hình học 10 (1990), Nxb Giáo dục Tp. HCM.
  4. Đại số và giải tích 11 (1991), Nxb Giáo dục Tp. HCM.
  5. Hình học 11 (1991), Nxb Giáo dục Tp. HCM.
  6. Giải tích 12 (1992), Nxb Giáo dục TP. HCM.
  7. Hình học 12 (1992), Nxb Giáo dục TP. HCM.
  8. Phần mềm dạy học (1993), đề tài cấp Bộ, mã số: B91-30-08.
  9. Giáo dục đồng bằng sông Cửu Long (1995), đề tài cấp Bộ, mã số: SCL.95-5-4.
  10. Phần mềm dạy toán bậc PTTH (1996). Đề tài cấp Bộ, mã số: B94-30005p.p
  11. Đại số tuyến tính dùng trong kinh tế (1997), Nxb Khoa học Kỹ thuật.
  12. Giải tích dùng cho nhóm ngành kinh tế (1997) đồng tác giả, Nxb Khoa học Kỹ thuật.
  13. Đại số lớp 10 (2000), Sách chỉnh lý hợp nhất, Nxb Giáo dục.
  14. Đại số lớp 11 (2000), Sách chỉnh lý hợp nhất, Nxb Giáo dục.
  15. Chuyên đề luyện thi vào Đại học (2001), Nxb Giáo dục.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hội đồng biên tập sách giáo khoa, NXB Giáo dục Việt Nam
  2. a ă Trần Văn Hạo
  3. ^ Những dòng họ nổi tiếng ở Hưng Nguyên
  4. ^ Vào năm 1958, khi trường Đại học Sư phạm Hà Nội mới thành lập, chưa có khoa Toán riêng mà chỉ có khoa Toán Lý, do Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn làm Chủ nhiệm, kiêm Tổ trưởng Tổ Toán, với 13 giảng viên gồm 2 giáo sư (Nguyễn Cảnh Toàn, Ngô Thúc Lanh, 6 sinh viên tốt nghiệp năm 1956 (Lại Đức Thịnh, Đoàn QuỳnhTrần Văn HạoPhan Đình DiệuVăn Như Cương, Võ Tiếp), 4 sinh viên tốt nghiệp năm 1958 (Lê Hạnh, Ngô Xuân Sơn, Kiều Huy Luân, Trần Tráng) và Đinh Nho Chương, một giảng viên trẻ chuyển từ trường Bách khoa sang.
  5. ^ Duyên số với giải Fields - Kỳ 1: Những người bạn lớn của toán học VN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét