Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

DANH XƯNG HAY TÔN HIỆU QUẾ HOA NƯƠNG (Phần 4)

DANH XƯNG HAY TÔN HIỆU QUẾ HOA NƯƠNG
(Phần 4: Tổ cô hiệu Quế hoa nương)

Theo như tôi được biết các danh xưng hay tôn hiệu “Quế hoa nương” ở nước ta có ít nhất là 4 người mang danh hiệu này theo thứ tự thời gian:
-         Một là, danh xưng Quế hoa nương tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng giai đoạn 40 – 43, được phong tặng là Công chúa Quế hoa (xem bài).
-         Hai là, danh xưng Quế hoa nương là một trong các phu nhân của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn sinh ra một vương tử tên là Trần Hưng Hồng (xem bài)
-         Ba là em gái của Bạch Mã tướng quân họ Vũ người tỉnh Ninh Bình bị mưu sát ở Thanh Hóa được vua Lê truy phong là Quế hoa nương (xem bài)
-         Bốn là, danh xưng tổ cô Quế hoa nương trong gia phả họ Trần chủ yếu có nguồn gốc là hậu duệ tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở Nghệ Tĩnh.
       Ngoài ra còn một vị nữa mang tên Công chúa Quế hoa, con gái của Hoàng tử, Hữu tướng quốc, Quốc vương Lê Tư Tề. Tuy nhiên bà này không có danh xưng hay tôn hiệu là “Quế hoa nương”
         Sau đây chúng ta từng bước xem thông tin từ các danh xưng trên:

         PHẦN IV: TỔ CÔ HIỆU QUẾ HOA NƯƠNG TRONG CÁC GIA PHẢ HỌ TRẦN.
         Trong các gia phả họ Trần hay các gia phả gốc họ Trần sau có thờ tổ cô:
       - Dòng trưởng Trần Chân Tịch ( hậu duệ đời thứ tư của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn) ở Nghệ Tĩnh.
        - Họ Cao Trần ở Giao TiếnGiao Thủy,  Nam Định.
        - Họ Trần làng Long Đống, Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An.
        - Họ Trần ở Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình.
        - Họ Trần ở Phụng Cầu, Thiệu Thịnh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
        - Họ Trần ở Trung Lễ, xã An Ninh, Bình Lục, Hà Nam.
       - Họ Trần ở thôn Vĩnh Trù 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
       - Họ Trần ở Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
       - Họ Trần Công ở Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An.

       - Họ Trần ở Gia Đại, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá.

      I. Hậu duệ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn.
       Hậu duệ tổ Trần Chân Tịch nếu đã kết nối được dòng tộc có thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương như các dòng họ phân cư các nơi ở khu vực các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An. Dòng trưởng Trần Chân Tịch, có trên ba mươi chi họ lớn nhỏ, đã tìm thấy phần lớn ở ven theo trục đường quốc lộ 1A đổ về phía biển từ miền Nam huyện Quỳnh Lưu đến huyện Nghi Lộc. Ngoài ra còn có dòng họ Cao Trần ở Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định; dòng họ Trần Phước ở Thanh Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam đã về kết nối tìm lại tổ quán.
       1. Gia phả dòng Trần Chân Tịch:
       Gia phả cổ Nghệ An ghi:
      Ngã tổ Pháp Độ công dĩ thiên hoàng chính phái (Thời cụ đối bất cảm tường sở xuất). Ư Lê Hồng Đức – Thánh Tông ngũ niên (Giáp Ngọ 1474), dữ đệ nhị nhân Thỉ tự Sơn Nam thiên Thanh Hóa trú lục niên. Lưu Trưởng, thứ nhị tử dữ tổ Bà tại Tống Sơn huyện, nãi huề Đệ tam nam Thiện Tính công vãng cổ Hoan, tầm thiên Thái Xá, trú trì vu Phì Cam tự (hiệu Liên Hoa tự) nội đạo trứ danh, bốc thọ tàng tại Hào Cường thôn phúc địa hậu làng xứ, tọa Mão hướng Dậu kim tồn, trúc thổ trạch tại Phú Hữu, Cồn Dù xứ (cổ hiệu Nương Mao). Nam Thiện Tính công hiệu Chân Thường sinh tam nam:
- Nhất lang Trần Chân Tịch hiệu Huyền Nghiêm húy Phúc Quảng.
- Nhị lang Trần Chân Tính hiệu Huyền Thông.
- Tam lang Trần Chân Thiên hiệu Huyền Linh.
       Tổ Trần Chân Tịch và bà Hoàng Thị Tâm. Giỗ ông ngày 23 tháng 8 âm lịch, cúng hợp kỵ ngày 27/03.
      Phần mộ ông bà Chân Tịch tại Bảo Tháp, xã Diến Tháp, Diễn Châu, Nghệ An. Ông bà sinh hạ được 4 con trai, được mấy con gái không rõ nhưng cả dòng họ Chân Tịch thờ cô tổ Quế Hoa Nương.
- Con trai trưởng là Trần Công Ngạn ở làng Thọ An.
- Con trai thứ 2 là Trần Phúc Thọ sinh hạ Trần Thủ Hạnh và Trần Đắc.
-Con trai thứ 3: Trần Chân Tâm, ông về xã Đông Lũy, nay xã Diễn Phong.
- Con trai thứ 4: Trần Danh Di sinh hạ các chi Quỳnh Diễn, Quỳnh Thọ, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thuận.

(Ghi chú: Theo thông tin từ anh Trần Châu ở xã Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An có SĐT: 0912.890.396, 0982.6536.78), email: chaund1979@gmail.com) nói rằng họ Trần Đình ở xóm 8 xã Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An là hậu duệ của Trần Chân Tịch thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương, mộ phần của bà ở xóm 7 xã Diễn Yên).
          Các bạn đọc có thể liên lạc với ông Trần Thanh San, người viết cuốn " Trần tộc tân phả Nghệ Tĩnh" , hiện ông là Trưởng ban lão tộc họ Trần Pháp Độ (dòng Trần Nguyên Hãn tại Thanh Nghệ Tĩnh). Thôn  Đậu Vinh, xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. ĐT: 0383.934.062,  DĐ: 01689.760.406
Hoặc có thể liên lạc: Ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn

          2. Họ Cao Trần ở Giao Tiến
          (xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định)
          Gia phả có ghi:
Tạo hóa cho dòng họ để làm gốc, từ đó xây dựng và phát triển, kế thừa mãi mãi không dứt. Họ ta phát tích từ họ Trần, dựng nề nếp từ Nha Chử, đời trước kể lại đời sau ghi chép, khẳng định cơ sở cội nguồn, chịu ơn sâu tiên tổ, mở mang dòng họ, tâm niệm ghi nhớ không quên. Nay biên tập phả này để con cháu đời đời sáng tỏ, các thế hệ đời đời nối dõi”
Để con cháu đời sau biết được gốc tích của dòng họ mình, tại từ đường họ Cao ở xã Giao Tiến xây từ thời Lê Vĩnh Thịnh đầu thế kỷ XIX, có ghi đôi câu đối:
“Khởi gia tự tích Ái châu lai.
 Truyền thế đương sơ Trần duệ xuất”
Dịch nghĩa:
“Gốc nhà từ châu Ái tới đây.
Nối đời là hậu duệ của họ Trần vậy”.
Thái tổ tên húy là Bong gốc họ Trần, quê ở vùng Bến Mía, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Vào năm Quý Hợi (1683), đời Vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 3, Tổ đưa người con trai thứ hai đến ấp Hòe Nha, trấn Sơn Nam Hạ (nay là xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) làm ăn, sinh sống và đổi từ họ Trần sang họ Cao. Tổ là người sáng nghiệp, khai cơ ra dòng họ Cao Trần xã Giao Tiến bắt đầu từ đây.
Những ngôi vị được Tổ Vô Ý đưa từ quê cũ ra quê mới để thờ:
(Phiên dịch từ bản gốc chữ Hán gia phả họ Cao - Trần Giao Tiến)
                     
        - Trần quý công tự Vô Tâm.
        - Trần Nhất lang tự Phúc Thiện.
        - Trần Nhị lang tự Phúc Tín.
        - Trần tam lang tự Chân không.
        - Trần Quế hoa nương.
     “Các vị Chân linh đời trước tổ Vô Ý, phần mộ nguyên ở quê cũ. Tổ Vô Ý đến đất mới, biên tập Gia phả, đem nguyên duệ hiệu họ Trần viết trước thế phả để con cháu biết xuất xứ của dòng họ”

          ĐỆ NHẤT ĐẠI THẾ HỆ.
         Sáng nghiệp khai cơ Thái tổ khảo Cao Quý Công tự Vô Ý, chánh ngoạt thập bát nhật kỵ, mộ tại Đồng Trưng nhị độ, thứ Nhị công húy là ông Bông.
         Nguyên tiền tại Thanh Hoa tỉnh, Lôi Dương huyện, Thịnh Mỹ xã, tục hiệu là Đò Mia. Thỉ thiên vu tư cải tính Cao Cái tự Công thỉ dã.
         Thái tổ tỷ Hoàng Thị Nhất Nương hiệu Từ Tín, cửu nguyệt, nhị thập cửu nhật kỵ, mộ tại cựu quán.
        Tỷ sanh đắc tam nam, Trưởng Cao Nhất Lang tự Chân Tính tập tước Bình Luận Công tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, thập cửu nhật kỵ. Thứ viết Công Bật, Tam viết Quý Lang tự Hiếu Lương tảo một vô hậu, mộ tại cựu quán, bát nguyệt, nhị thập tam kỵ. Tứ nữ Cao Nhất Nương hiệu Từ Thanh tục là bà Độ, thất nguyệt sơ tam nhật kỵ, Nhị hiệu Từ Tại, cửu nguyệt, thập cửu nhật kỵ, Tam nương hiệu Từ Minh tục là bà Thọ, bát nguyệt, nhị thập tứ nhật kỵ, Cao Quý Nương Tiên Hoa Nương tục là bà Triều Hữu, nhị nguyệt, sơ tứ nhật kỵ.    
                                  
          ĐỆ NHỊ ĐẠI THẾ HỆ
        Giáp phái tổ khảo Cao Quý Công tự Công Bật* thụy viết Phúc Hậu, thập nguyệt sơ tứ nhật kỵ, mộ tại cựu Thượng xứ Nhất độ, thứ Ngũ công. Nãi Vô Ý Công chi thứ tử dã. Húy Căn, hậu cải Công Bật tập tước Dự Nghĩa công thú tam phòng.
       Ư Lê triều Dụ Tông Vĩnh Thịnh cửu niên Quý Tỵ, phỏng chánh lâm Phật hậu. Chí Vĩnh Thịnh thập tứ niên Mậu Tuất phỏng bổn thôn hậu Phật.
       Án ngô tộc tự Vô Ý công Tướng công vu tư tân ấp nhất phụ nhất tử. Thử thời nhân đinh thượng tồn hy thiểu. Chí vu công Tam phòng quảng tự tiệp hữu qua điệt miên sanh chi triệu, hiện thử tắc công thành khởi chi tổ dã”.
       
      II. Các dòng họ chưa kết nối được nguồn gốc.
      Đây là những dòng họ khoảng trên 10 đời, có thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương, có thời gian từ thế kỷ 16 trở đi nhưng vẫn chưa kết nối được dòng tộc vì hầu hết trong các gia phả không nêu tên địa danh chính nơi xuất phát ra đi hoặc gia phả bị tán vong do thất lạc, hỏa hoạn, lũ lụt, …
       3. Họ Trần Vũ Tiến
       (Nay ở xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
       Theo anh Trần Soạn:
       Trong gia phả họ Trần, tại nhà thờ tổ được xây dựng năm 1905, tại xã Vũ Tiến Huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình có chép Thái cao cao tổ Trần Đại Lang đại tướng quân, có thủy tổ Trần Huyền Khuê, Trần Huyền Du, có tổ Trần Như Lộc, Như Nhã, Như Gấm, Phúc Thiện, Đình Thắng, Đình Long, có cô tổ Quế Hoa Nương, Thanh hoa nương...nam có hiệu Trần quý công, nữ trần thị. Hiện có tám chi tại xã Vũ Tiến Vũ Thư Thái Bình. Nhà thờ tổ đã được trùng tu năm 1959, đã mở rộng năm 2009.

         4. Họ Trần Ngọc ở Thiệu Thịnh
       (Nay ở Phụng Cầu, Thiệu Thịnh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Đây là tài liệu do anh Trần Ngọc Trung cung cấp)
         SƠ LƯỢC VỀ TÔNG THỐNG TRONG GIA TỘC
         Tổ tiên phát sinh chính ở Nghệ An, Thạch Hà huyện,
Diễn Châu phủ, Trảo Nha xã[1]:
Sinh hạ được 3 anh em
       - Anh Cả: ở tại nơi chôn nhau cắt rốn: Trảo Nha, Thạch Hà, Hà Tĩnh .
       - Em Thứ: Phùng Cầu, Thiệu Thịnh, Thiệu Hoá, Thanh Hoá.
       - Em Thứ 3: Chỉ Tiến, Yên Trung, Thọ Xuân, Thanh Hoá.
       Anh em mỗi người một nơi là do thời thế phong ba bão táp, đất nước có chiến tranh gây nên sự thất lạc ly tán như hiện nay. Sau khi sự thanh bình của đất nước ổn định, hoà bình lập lại hai Anh em thứ đã tìm được nhau tại Thanh Hoá như đang cư trú hiện nay. Hàng năm đều nhớ đến ngày giỗ Tổ: 
        - Thiệu Thịnh giỗ Tổ vào ngày: 9 tháng 9 âm lịch
       - Yên Trung giỗ Tổ vào ngày: 25 tháng 11 âm lịch
Anh em con cháu cả Thiệu Thịnh và Yên Trung cứ đến ngày giỗ Tổ đều sắm lễ tổ chức dâng hương ngày giỗ Tổ: Và cùng đến với nhau để : Giỗ Tổ
        Còn ân hận một điều là 2 Anh em chưa gặp được Anh cả. Cũng vì đường sá xa xôi, việc giao dịch có nhiều khó khăn nên cũng Ghi vào ( Bia Đá di truyền - Gia Phả ghi chép). 
Về sau lúc nào có điều kiện thuận tiện 2 Anh em cố gắng liên lạc và tìm được “Tổ” để thoả lòng mong ước;
       Ông Tổ II: con cháu gọi là ông thuỷ tổ, tự: Đại Lang - Giỗ: ngày 9 tháng 9
       Bà Tổ Cô: Hiệu:
Quế Hoa Nương - Giỗ: ngày 15 tháng 1 
        Những ngày giỗ:


        5. Họ Trần làng Long Đống:
        (Nay ở xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).
        Gia phả có ghi:
       Tổ tiên dòng họ ta xưa gia phả bị rách nát cho nên từ đời ông Thỉ tổ về trước không được rõ và sau đó 5 đời về sau cũng chỉ biết sơ lược mà thôi.
      Theo sự truyền miệng của các bậc cha anh thì ông tổ họ ta là ông Trần Dĩnh Xuyên, tên húy là Sỹ, trước ở vùng huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, không rõ làng xã.
Khoảng đời nhà Lê, thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, ông đưa mộ cha mẹ, ông bà ra táng tại quê ta và đem 3 người con trai ra đây lập nghiệp khoảng gần 400 năm.
      Thời đó vì sợ bắt lính (theo lệ nhà Vua nếu 3 đinh bắt 2; 2 đinh bắt 1), vì nếu đi lính thì không tránh khỏi cảnh “nồi da nấu thịt”; bởi thế ông gửi 2 người con trai của mình đi 2 nơi khác nhau. Người con thứ hai lên Láng Thôn xã Thông Lãng (xóm 9 xã Hưng Thông ngày nay). Người con thứ ba gửi tại làng Yên Pháp ( xã Hưng Thịnh ngày nay). Con trưởng là Trần Đăng Vinh để lại quê ta.

SƠ TỔ THỨ NHẤT:

     -  Ông tổ (không có húy tự) gọi là ông Thắng, bà Thắng.
       Tỵ tổ khảo tục hiệu hô danh:
v     Ông Thắng: mất ngày 01/3 (mộ không rõ)
       Tỵ tổ tỷ tục hiệu hô danh:
v     Thắng: mất ngày 24/3 (mộ không rõ).
   
SƠ TỔ THỨ HAI:

       -  Ông tổ (không có húy tự) gọi là ông Rường, bà Rường.
        Tỵ tổ khảo tục hiệu hô danh:
v     Ông Rường: mất ngày 05/9 năm Mậu Tý (mộ táng tại Dăm Chiêu)
       Tỵ tổ tỷ tục hiệu hô danh:
v     Rường: mất ngày 23/3 (mộ táng tại Lộ Mội).

ĐỜI THỨ NHẤT:

        -  Ông tổ đời th nhất: ông Trần Dĩnh Xuyên
        Là thủy tổ Đại tôn họ Trần ta, tên húy là Sỹ, hiệu là Dĩnh Xuyên quận[2]. Ông lấy vợ con gái đầu lòng người họ Nguyễn (có gia phả ghi họ Hồ), húy là Dỏng hiệu là Trần Lưu quận. Nghe truyền ông bà có 3 người con trai: con trai trưởng là Trần Đăng Vinh (tổ của họ Trần làng Long Đống), con trai thứ hai không rõ tên, tục gọi là ông Thầy sống ở Láng Thôn xã Thông Lãng  (nay là xóm 9, xã Hưng Thông), con trai thứ ba không rõ tên ký gửi tại làng Yên Pháp (nay thuộc địa phận tiếp giáp 2 xã Hưng Phúc và Hưng Thịnh).
Tổ cô bà: Trần Thi Lãm.
Tổ cô bà: Trần Thị Văn.
        Tứ đại tổ cô bà hiệu Quế Hoa Nương (mất ngày 12/2)
     Không rõ năm sinh, năm mất của ông Dĩnh Xuyên, chỉ biết ngày mất của ông là ngày 14/3[3], mộ táng tại Hòn Phủ, núi Lam Thành. Bà Dĩnh Xuyên mất ngày 13/10 (có tài liệu ghi 12/10) năm Mậu Tý (có thể là năm 1708 ?), mộ cải táng tại xứ Bàu Khanh (đinh long nhập thủ, tọa Dậu hướng Mão). Hàng năm đến ngày 14/3 âm lịch Ban cán tộc họ Trần Láng thôn (xã Hưng Thông) cùng nhau xuống làng Long Đống giỗ tổ.

ĐỜI THỨ HAI:

        - Ông tổ đời thứ hai: ông Trần Đăng Vinh
       Gia phả ghi tên ông là Hồ Đăng Vinh và không nêu rõ lý do ông mang họ Hồ, húy Đao, là con trai trưởng ông Trần Dĩnh Xuyên. Ông lấy vợ con gái thứ hai họ Phan, húy Thị Khoản sinh hạ được 1 con trai húy Phan, tên là Phúc Quán. Ông bình sinh học giỏi, đậu hiệu sinh, được miễn binh sĩ. Ông bèn tạo 2 sào ruộng xứ Đồng vịt, làng Văn Xá (tức là xóm 16 xã Hưng Thắng ngày nay) cùng xã, giữa ruộng có huyệt mã tốt, ông bèn làm nhà trên ruộng, mở trường dạy học trò.
      Ông  sinh năm Nhâm Ngọ (1642), mất ngày 10/8, mộ táng tại thửa ruộng ấy xứ đồng vịt làng Văn Xá.
      Bà sinh năm Bính Ngọ, mất ngày 09/8, mộ cùng táng tại phía bắc ruộng ấy xứ đồng vịt làng Văn Xá.
       Hiện nay mộ 2 ông bà đã được cải táng đưa về tại Đình Nam.

ĐỜI THỨ BA:

       - Ông tổ đời thứ ba: ông Trần Phúc Quán
      Húy Phan, hiệu Phúc Quán, là con trai thừa tự ông Trần Đăng Vinh. Ông cũng học giỏi nối nghiệp cha đậu hiệu sinh lấy nghề dạy học làm gốc, bản tính hiền hậu, gia tư phong phú. Ông lấy vợ con gái thứ ba họ Hoàng, húy Thị Hành sinh hạ 6 con trai:
1.      Trần Hồ Viện  là tổ chi trưởng
2.      Trần Hồ Dĩnh là tổ chi II
3.      Trần Như Kim là tổ chi III
4.      Trần Hồ Việp là tổ chi IV
5.      Trần Hồ Toại là tổ chi V
6.      Trần Danh Hoán (mất sớm).
    Ông Phúc Quán sinh năm Ất Sửu (1685), mất ngày 13/3 năm Kỷ Mùi (1739), thọ 55 tuổi, phần mộ an táng tại Cổ Cò (Thân long nhập thủ, tọa Khôn hướng Cấn, Ất Sửu vị phân kim), nay chuyển lên Bàn Cau – Đình Nam. Bà sinh năm Nhâm Tuất (1682), mất ngày 07/11 năm Đinh Sửu (1757), thọ 76 tuổi, mộ táng xứ Bàn Cau Đình Nam (Mộc tinh kết cục, đinh long nhập thủ, tọa Khôn hướng Cấn, Ất Sửu Ất vị phân kim).


        6. Họ Trần ở Trung Lễ.
        (Nay là xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
       Theo thông tin từ anh Trần Duy Dương, địa chỉ: Số 16, ngõ 34a Lý Nam Đế (không ghi tỉnh thành phố) có SĐT: 0916.591.169, email: duyduong1972@gmail.com có ghi trên rằng họ Trần ở Trung Lễ hiện nay khoảng 14 đời bắt đầu bằng vị thủy tổ là Trần Tam lang và bà Trần quý thị sinh hạ 3 người con trai và 3 người con gái như sau:
1. Trần Bá Châu
2. Trần Huệ Quang
3. Trần Huệ Tiên
4. Trần Mai Hoa Nương
5. Trần Xuân Hoa Nương
6. Trần Quế Hoa Nương
           Bá Châu sinh Bá Dũng, Bá Dũng sinh Bá Quảng …

           7. Họ Trần ở Vĩnh Trù.
            (Hiện nay ở thôn Vĩnh Trù 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
         Theo anh Trần Đình Duệ, quê quán: Thôn Vĩnh Trù 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Nơi công tác: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang Đ/c: Số 45, đường 3/2, Phường 5, Tp.Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. ĐT: 097.828.1626 Mail: trandinhdue@gmail.com. Điện thoại gia đình (ở Thanh Hóa): 0373.566.792
           Có đăng tin trên diễn đàn Phahe.vn rằng:
         Tôi mong muốn tìm lại nguồn gốc dòng tộc của mình. Hiện gia phả của dòng họ đã bị thất lạc. Những người lớn tuổi có hiểu về gia phả dòng họ đã mất. Hiện chỉ còn gia phả từ đời thứ 5 kể từ khi dòng họ di cư từ ngoài bắc vào Thanh Hóa định cư. Tôi chỉ được nghe bố nói lại rằng: Dòng họ Trần Đình di cư từ ngoài bắc vào. Đến đời của tôi hiện nay là đời thứ 9 định cư ở Thanh Hóa. Khi vào Thanh Hóa, cũng có một nhánh di cư vào Nghệ Tĩnh (không biết là ở Nghệ An hay Hà Tĩnh bây giờ).
         Hiện nay trong gia phả chỉ có ghi tên Bà Cô Tổ hiệu là: Trần Lệnh Thị Quế Hoa Nương, còn mộ chí của Ông Tổ và Bà Tổ thì không xác định được.


        7. Họ Trần Đình Sơn Trung.
        (Hiện nay ở hai xã Sơn Trung và Sơn Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh)
      Theo anh Trần Thế hiện đang công tác tại TP Vinh có SĐT: 0123.576.5555 muốn tìm nguồn gốc dòng họ của mình.
       Gia phả ghi rằng ông thủy tổ tên Trần Thái Sơn đến thôn Phúc Dương huyện Hương Sơn, nay là xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh khoảng thế kỷ 17. Trong gia phả có thờ tổ cô Trần Quế hoa nương. Dòng họ có 3 chi: một chi ở Sơn Trung, Hương Sơn, và một chi ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (chi này chưa biết ở đâu); chi nữa ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

          8. Họ Trần Công ở Diễn Trường.
          (Hiện nay ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
       Đây là đoạn vắn tắt tư liệu do anh Trần Công Dương tại Diễn Thành có địa chỉ email: tammao.hoasan@gmail.com   . Anh còn cho biết gia phả của dòng họ bị thất lạc, chỉ biết cụ tổ Trần Phúc Tú ở Thanh Hoa một mình trên một con thuyền trôi dạt vào đây lấy vợ sinh con, lập nên làng Phú Đông bây giờ. Đến thời  vua Bảo Đại mà đời thứ 13 họ mới có 60 hộ.

       PHỤNG SAO PHỦ ÚY TRẦN TỘC
        Thụy hiệu tiên tổ kỵ nhật kê hậu

         -Cao cao tổ khảo Trần nhất lang tự Phúc Tú phủ quân.   Kỵ 5/8
         -Cao cao tổ tỷ Nguyển A Nương tự Trung Thiên nhụ nhân.  Kỵ 2/9.
         -Cao cao tổ khảo Trần Công Tụy phủ quân.
        -Cao cao tổ tỷ Trần Chính thất bất tri danh hiệu.
        -Cao cao tổ khảo Trần nhất lang tự Công Quán phủ quân. Kỵ 14/07
       -Cao cao tổ tỷ Trần chính thất Đậu thị hạng nhị nương  hiệu Từ Mỹ nhụ nhân. Kỵ 23/08
        -Tiền triều Lê Trung Hưng lịch thụ hiệp chức Phấn Lực tráng tiết tướng quân Trần quý công tự Trọng thuần chính phủ quân. Kỵ 15/03
       -Tổ tỷ Nguyển A Nương hiệu Từ Trường nhụ nhân.

        Bính chi
      - Cao cao tổ khảo tiền ưu binh kiêm bá hộ chức phấn lực tráng tiết tướng quân Trần quý công tự Công Toại thụy Vũ Bá phủ quân.
        - Tổ tỷ Trần chính thất Thái thị Trị hiệu Từ Thuận nhụ nhân.

       Giáp chi
       - Tổ cô bà Trần thị Trương hiệu Quế Hoa Nương thần tiên.
       - Tổ cô bà Trần a Nương húy thị Thơi hiệu Từ Hòa.
      - Tổ cô bà Trần a Nương hiệu Từ Thuận nhụ nhân. Kỵ 20/07.


         Bính chi.
        -Tổ khảo tiền nhiêu nam Trần Công Sính thị trung cần phủ quân.
        -Tổ tỷ Trần chính thất Hoàng Thị Hiên hiệu Trinh Thuận nhụ nhân.
        -Hiển tổ khảo Trần quý công thị chất trực phủ quân.

        Tứ thế
        Giáp chi
        -Tổ khảo Trần nhất lang tự Phúc Tính phủ quân.
        -Tổ tỷ Trần chính thất Đậu Thị hiệu…?...?...
        Ngoại tổ
       -Hiển tổ khảo tiền ấp Trung Kỳ lão nhiêu Đậu Công Vệ trạch thiện.
       -Hiển tổ tỷ tiền ấp Trung Kỳ lão nhiêu Đậu chính thất Lưu Thị Kiên nhụ nhân.

        Ngũ thế:
      -Tổ khảo tiền thập lí tương thần lịch thụ hậu khoán tri điện lão nhiêu kiêm trùm trưởng Trần quý công tự Danh Vịnh phủ quân.
      -Tổ tỷ tiền thập lí tương thần lịch thụ hậu khoán tri điện Trần chính thất Đậu thị hạng nhất nương húy thị Tuyên nhụ nhân. Kỵ 10/02

         Ngoại bá
        Đường bá Đậu quý công húy Vận. Kỵ 21/06



          9Họ Trần Gia Đại ở Quảng Ngọc, Quảng Xương, Thanh Hoá.
       Năm 2012, ông Trần Trung ở thôn Gia Đại, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, với số điện thoại 0376.741.112, DĐ: 0977.866875 có gọi cho tôi nói rằng: Chú có đọc trang thông tin cháu đăng trên “phahe.vn” đi tìm cội nguồn về ông tổ quê gốc ở Thạch Hà của tôi, rồi ông nói với tôi như sau: Gia phả họ Trần quê chú ghi rằng: Ông thủy tổ Trần Phúc Du, tổ quán ở “ Phúc Trinh thôn, Can Trúc xã, Thạch Hà huyện, Hà Hoa phủ”. Trong gia phả có ghi thờ tổ cô hiệu Quế Hoa nương.
Lúc trước ông nghĩ rằng Hà Hòa phủ có lẽ ở Hà Nam, hay Nam Định gì đấy vì Nam Định là quê gốc của triều đại Nhà Trần.

 Tuy nhiên ông có gọi điện cho một người ở viện Hán Nôm thì được biết “Can Trúc xã, Thạch Hà huyện, Hà Hoa phủ” chính là xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
      Thế rồi ông tìm hiểu trên trang mạng thì có điện thoại cho một người trong chính quyền xã Thạch Hải, họ nói rằng ở Thạch Hải có 2 họ Trần lớn, trước đây có nhiều người di cư từ phía Bắc vào Thạch Hải, và từ đây tỏa đi nhiều nơi khác. Ông này hứa nếu có dịp bác vào thăm thì sẽ hướng dẫn tần tình đến nơi các họ Trần, và có nhã ý mời ông đi thăm quan bãi biển Thạch Hải.
       Ông đinh ninh rằng sẽ có ngày vào thăm và ông đã gọi cho tôi. Ông tưởng tôi ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An nên có thể cùng lúc chú cháu cùng nhau vào Thạch Hải một chuyến trong thời gian gần nhất. Nhưng rất tiếc là tôi là người tha phương, đi mãi tần Nam Bộ, cũng chỉ vì “ miếng cơm, manh áo” mà chưa thể một lần cùng chú thực hiện ý nguyện của mình.
      Vừa rồi tôi có gọi điện cho ông, nhưng ông nói là đang bận chưa thể vào được. Hy vọng một ngày không xa tôi và ông sẽ vào Thạch Hải một chuyến, đôi khi trong chuyến đi này chúng tôi sẽ may mắn tìm được cội nguồn của tổ tông mình chăng? Không biết chừng tôi với ông lại có chung tổ tiên?

       Nếu bạn đọc là người Thạch Hải nói riêng, hay là người Thạch Hà nói chung hãy giúp chúng tôi biết về nguồn gốc họ Trần, thì hãy báo cho chúng tôi biết với nhé!



[1] Xã Trảo Nha cũ nay là thị trấn Nghèn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
[2] Họ ta gọi ông theo tên hiệu, gọi là ông Trần Dĩnh Xuyên, chứ sự thực chỉ biết tên húy ông là Sỹ, không rõ tên thường sử dụng (tên tự) là như thế nào. Tứ đại tổ cô hiệu Quế hoa nương, chữ “Tứ đại” ở đây là xét tại đời ông Dĩnh Xuyên hoặc bậc trên. Nếu xét tại thời điểm đời ông Dĩnh Xuyên thì ông thỉ tổ Trần Dĩnh Xuyên là cháu 4 đời của tổ cô hiệu Quế hoa nương. Năm sinh ông Đăng Vinh là 1642 thì ông Dĩnh Xuyên khoảng từ năm 1615 đến 1622. Ông Thắng cách ông Dĩnh Xuyên 2 đời khoảng 50 năm, do đó có thể năm sinh ông Thắng là năm 1565 đến năm 1575. Như vậy năm sinh của tổ cô Quế hoa nương phù hợp với khoảng thời gian như ghi trong gia phả Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh dòng Chân Tịch.
[3] Ngày này trùng với ngày giỗ ông bà Chân Thường ở dòng Trần Pháp Độ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét