Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

DÒNG DÕI TRẦN NGUYÊN HÃN VÀ NHỮNG NGHI VẤN


                                        I. Dòng dõi Trần Nguyên Hãn
                      


           ĐỜI THỨ NHẤT: ÔNG TRẦN NGUYÊN HÃN


        Trần Nguyên Hãn (chữ Hán: 陳元扞, ?-1429) là võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đánh thắng quân Minh xâm lược và lập thành nhà Hậu Lê. Ông cũng là một trong những công thần phải chịu cái chết bi thảm ở triều vua Lê Thái Tổ.

        1. Quê quán, dòng dõi và xuất thân

         Trần Nguyên Hãn chuyên cư ở xã Sơn Đông, nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy vậy, một số học giả đời trước lại có ý kiến khác: Phạm Đình Hổ [[1]]  Nguyễn Án trong sách Tang thương ngẫu lục, Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược  Phan Kế Bính đều cho rằng Trần Nguyên Hãn là người Hoắc Xa, huyện Quảng Oai, Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Trần Xuân Sinh bác lại ý trên. Ông nói rằng mình từng tới xã Hoắc Xa (còn được gọi là Vân Xa), nhưng dân xã này thờ Trần Khát Chân và họ - dân xã này – cũng không biết gì về Trần Nguyên Hãn cả. Từ luận cứ trên, tác giả này cho rằng Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược  Phan Kế Bính đã dựa vào Tang thương ngẫu lục mà lầm theo. [[2]]
       Trần Nguyên Hãn là dòng dõi tôn thất nhà Trần, là cháu (miêu duệ) của Thái sư Trần Quang Khải, là cháu nội (hoặc chắt nội) Đại tư đồ Trần Nguyên Đán.
      Khác với những người con đẻ của Trần Nguyên Đán[3], Trần Nguyên Hãn không theo nhà Hồ hay nhà Minh. Sau khi quân Minh xâm chiếm Việt Nam, ông thường gánh dầu đi bán khắp nơi. Mục đích của việc này, theo nhận định của nhiều sử gia, là để kết giao và móc nối với những người có khả năng và ý định chống giặc. Nhưng một số người khác cho rằng không phải vậy và dựa vào chi tiết này để kết luận rằng ông là con nhà lao động. Phan Kế Bính trong Nam Hải dị nhân cũng cho rằng Trần Nguyên Hãn xuất thân lao động.
        Cũng có tài liệu nói rằng Trần Nguyên Hãn từng đảm nhận một chức quan nhỏ của nhà Hồ ở lộ Tam Giang[[3]] và đã từng tổ chức, chiêu tập binh lính đánh quân Minh ở vùng quê nhà, có liên lạc được với một số thủ lĩnh người Mường, Thái cũng như đánh thông được tới vùng Đại Từ của cha con Lưu Trung, Lưu Nhân Chú và Phạm Cuống [[4]] .
        Theo gia phả họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh chép: “Năm 1415 ông đã tổ chức được lực lượng nghĩa quân Rừng Thần chống lại quân Minh, hạ được thành Tam Giang. Nghĩa quân do Trần Nguyên Hãn chỉ huy, đã làm chủ cả vùng Bạch Hạc, Phú Thọ”.

       2. Sự nghiệp

       a. Gia nhập quân Lam Sơn

       Năm 1420 (hoặc 1423), Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi về với Lê Lợi. Tuy vậy, về việc này, có nhiều thông tin khác nhau.
       Theo Gia phả họ Đinh kể về thân thế Đinh Liệt, một tướng quân tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khác: Tới xuân năm 1423, trong khi Lê Lợi phái Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Quan thì Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn - khi này mang hai tên giả lần lượt là Trần Văn và Trần Võ tới chỗ Lê Lợi (khi này đang ở Lỗi Giang). Tuy vậy, ban đầu Nguyễn Trãi chỉ được giao làm Ký lục quân lương, Trần Nguyên Hãn thì chở thuyền do phía Lam Sơn chưa rõ lai lịch của hai người mới tới. Chỉ sau khi Nguyễn Trãi dâng "Bình Ngô sách" thì Lê Lợi mới nhận ra học vấn, khả năng của hai ông và trọng dụng.
        Sách Tang thương ngẫu lục chép rằng ông và Nguyễn Trãi " ra mắt " Lê Lợi tới 2 lần: lần đầu, hai ông đến và bỏ về sau khi thấy Lê Lợi xé thịt bằng tay và đưa lên mồm ăn ngay trong ngày giỗ[[5]]. Lần thứ hai, hai ông mới ở lại sau khi thấy Lê Lợi thức khuya nghiền ngẫm binh thư. Một số tài liệu khác thì chép hai ông định bỏ về (sau đó vẫn ở lại) khi thấy Lê Lợi xé thịt ăn bằng tay.

       b. Đánh Tân Bình, Thuận Hóa

        Tháng 8-1425[[6]], Trần Nguyên Hãn - khi này là Tư đồ cùng với Thượng tướng Doãn Nỗ và Chấp lệnh Lê Đa Bồ đem 1000 quân và 1 voi vào lấy hai trấn Tân Bình  Thuận Hóa[[7]] Ở Bố Chính[[8]], họ đặt phục binh rồi vờ thua, dụ tướng Minh là Nhâm Năng ra mà đánh thắng. Trận này, Doãn Nỗ là người đặt phục binh ở Hà Khương, bản thân Trần Nguyên Hãn mang quân ra nhử địch.
        Sau trận, thấy lực lượng đối phương hãy còn đông đảo trong khi quân số của mình lại quá ít, ông xin điều thêm quân. Đạo thủy quân gồm 70 thuyền được gửi tới, các tướng phụ trách đạo này là Lê Ngân, Lê Văn An, Phạm Bôi. Hai đạo quân phối hợp giải phóng các châu huyện, vây hãm hai thành Tân Bình, Thuận Hóa, và mộ thêm quân mang ra Bắc.[[9]]
Tuy vậy, sự bố phòng lực lượng cũng như khả năng chống đỡ của quân Minh tại Tân Bình, Thuận Hóa là yếu ớt, sự đó khiến cho trong vòng 10 tháng (từ tháng 10–1424 tới tháng 8-1425), quân Lam Sơn đã làm chủ được một vùng đất rộng lớn và có dân số đông đảo.

         c. Chiến thắng Đông Bộ Đầu

       Cuối tháng 10 năm 1426, Trần Nguyên Hãn theo Lê Lợi ra đánh miền Bắc. Ngày 22-11-1426, đợt công phá thành Đông Quan bắt đầu với lực lượng tấn công được chia thành 3 cánh:
    - Một cánh do Đinh Lễ chỉ huy, gồm 1 vạn quân trước đó đã bí mật ém sẵn tại cầu Tây Dương [[10]] tấn công vào cửa Tây.
      - Cánh trung tâm do Lê Lợi đích thân đốc xuất tấn công vào cửa Nam.
      - Cánh quân thủy tấn công vào cửa Đông. Nhiệm vụ tấn công của cánh này được giao cho Trần Nguyên Hãn và Bùi Bị. Trần Nguyên Hãn đem 100 thuyền theo sông Lung Giang (sông Đáy) ra cửa Hát Giang [[11]] rồi thuận sông Cái (sông Hồng) đóng ở Đông Bộ Đầu [[12]], đánh phá được giặc, thu nhiều thuyền.

      d. Hạ thành Xương Giang

       Thành Xương Giang án ngữ ngay trên đường thiên lý từ Quảng Tây tới Đông Quan, thêm vào đó, cách Đông Quan chỉ khoảng 50 km. Vị trí quân sự như vậy khiến Xương Giang trở thành mục tiêu trọng yếu trong kế hoạch tấn công của quân Lam Sơn. Họ quyết tâm hạ thành bằng mọi giá trước khi quân Minh nhập Việt.
       Xương Giang là một thành lớn, rộng 25 ha, nằm cách Thành phố Bắc Giang hiện nay 2 km, cách sông Thương 3 km. Thành này có kiến trúc phòng vệ chắc chắn, nguồn lương thực dự trữ đầy đủ và tập trung được lực lượng binh lực lớn. Số liệu về quân số giữ thành này, tùy theo các nguồn tư liệu, chênh lệch từ vài ba nghìn cho tới một vạn quân. Các tướng Minh có trách nhiệm giữ thành: Đô chỉ huy là Lý Nhậm, Phó Đô chỉ huy là Kim Dận, tri phủ Xương Giang là Lưu Tử Phụ và các tướng khác gồm: Cố Phi Phúc, Lưu Thuận và Phùng Trí. Lý Nhậm là tướng mới được bổ sung nhằm tăng cường khả năng cố thủ.
         Ỷ vào sự quan trọng cũng như thuận lợi về nhiều mặt, quân Minh quyết thủ. Nguyễn Trãi đã 2 lần viết thư dụ hàng và Thái Phúc[[13]] tướng Minh giữ thành Nghệ An đã đầu hàng cũng được đưa tới chân thành để thuyết phục nhưng đều không tác dụng gì.
Từ cuối 1426, quân Lam Sơn đã tiến hành hãm thành Xương Giang. Các tướng Lê Sát, Lê Triện, Nguyễn Đình Lý, Lê Thụ, Lê Lãnh công thành đều không có kết quả (Sau đó, vào tháng 2 năm 1427, một số tướng ở đây được tăng cường cho quân đội vây thành Đông Quan: Lê Sát và Nguyễn Đình Lý được tăng cường cho cửa Tây, Lý Triện cầm 2 vạn quân trấn cửa Nam. Lý Triện tử thương vào tháng 3 năm 1427). Thành tiếp tục bị hãm nhưng quân Lam Sơn vẫn không hạ được.
Từ tháng 9-1427, các đợt vây hãm Xương Giang của Lê Sát, Nguyễn Đình Lý... càng trở nên cấp tập, quân số được tăng cường và Trần Nguyên Hãn được bổ sung, trở thành tướng chỉ huy các đợt công thành. Khi này, quân số quân Minh trong thành chỉ còn chừng một nửa nhưng sức kháng cự vẫn là mãnh liệt. Thành phần tham chiến cùng quân Lam Sơn có cả dân chúng của các làng xung quanh. Trần Nguyên Hãn cho đào công sự từ các khu rừng lân cận, đào hầm ngầm từ ngoài vào trong thành giặc, rồi tiến hành nội công ngoại kích với sự phối hợp của đám quân đã lọt được vào nội thành giặc. Đêm 28-9-1427, quân Lam Sơn bắc thang đánh vào và hạ được thành. Toàn bộ giặc trong thành tử thương, Lý Nhậm và Kim Dận đều tử trận. Trận đánh đêm 28 diễn ra trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
       Sau hơn 30 trận giao tranh, Xương Giang mới về tay quân Lam Sơn. Đối phương đã tử thủ nhưng Trần Nguyên Hãn vẫn thành công. Thành Xương Giang bị hạ trước khi Liễu Thăng kéo quân tới biên giới Việt – Trung chẵn 10 ngày (Liễu Thăng tới ải Pha Lũy vào ngày 8–11-1427).
Trong lịch sử chống ngoại xâm, đây là lần hiếm hoi quân đội Việt Nam triệt hạ được một thành trì quan trọng và có quân số lớn. Phần lớn những chiến công quan trọng khi tấn công các căn cứ quân sự tập trung của đối phương trong các cuộc chiến tranh chống nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh đều diễn ra khi phá trại, phá đồn hoặc phá lũy phòng thủ. Có lẽ, nếu xét trong phạm vi các cuộc tấn công thành trì đối phương, thành công tại Xương Giang chỉ đứng sau sự kiện Lý Thường Kiệt hạ thành Ung Châu.
Hai lực lượng quân sự của đối phương ở Đông Quan - khoảng 4 vạn binh tướng và Xương Giang - toàn bộ viện quân Minh cho tới khi bị dồn cục tại cánh đồng Xương Giang là chừng 7 vạn người - hãy còn rất đáng kể. Khoảng cách Đông Quan – Xương Giang chỉ khoảng 50 km. Nếu Xương Giang không bị hạ và viện binh Minh vào được thành, với lực lượng 7 vạn người đó cộng thêm lực lượng khá mạnh của Vương Thông ở Đông Quan thì chiến sự còn có thể kéo dài sau năm 1427.

         e. Chủ tướng chiến dịch Tổng công kích Xương Giang

         Sau khi Liễu Thăng bị chết chém cùng 1 vạn quân tại gò Mã Yên, thêm 1 vạn quân Minh bỏ thây tại trận Cần Trạm[[14]], khoảng 1 vạn nữa thiệt mạng trên đường từ Cần Trạm tới Phố Cát [[15]] và Binh bộ Thượng thư Lý Khánh tự vẫn. Lại hay tin thành Xương Giang đã mất, quân Minh đành tập trung trên một cánh đồng trống trải cách thành khoảng 3 km về mạn Bắc mà xung quanh là làng mạc, nhà dân, đồng ruộng và những quả đồi thấp.
Trận tổng công kích bắt đầu ngày 3-11-1427. Trần Nguyên Hãn là chủ tướng. Quân của ông chặn được đường về của Đô đốc nhà Minh là Thôi Tụ và tiếp đó, chặt đường tải lương của giặc. Điều này đóng vai trò lớn trong thắng lợi giết năm vạn quân, bắt sống ba vạn quân và 300 tướng lĩnh nhà Minh [[16]] cùng Công bộ Thượng thư Hoàng Phúc và Thôi Tụ - tân Tổng binh của giặc sau 2 cái chết liên tiếp của Liễu Thăng và Bảo Định bá Lương Minh. Lương Minh chết khi vừa nhậm chức Tổng binh được 5 ngày, còn Thôi Tụ giữ chức này lâu hơn – gần 20 ngày.

          g. Hội thề Đông Quan

         Tại Đông Quan, cho tới sau trận chiến trên cánh đồng Xương Giang, Vương Thông vẫn chưa thật bụng muốn "hòa". Thông dốc hết quân số trong thành và cố công kích ra ngoài nhưng không thành công, bản thân bị ngã ngựa, suýt bị bắt sống. Chỉ tới khi bị quân Lam Sơn đắp 2 chiến lũy chắn ngay cửa Nam và Bắc của thành (khi này muốn ra thì bắt buộc hoặc phải phá lũy, hoặc phải đi 2 cửa khác là những chỗ mà rất dễ là đối phương đã phục sẵn), và nhận liền 7 bức thư của Nguyễn Trãi, với những phân tích và lời lẽ vừa đe dọa, vừa tỏ ý sẵn sàng thiện chí, Thông mới chịu "hòa" và chấp nhận tổ chức một hội thề để chính thức tuyên bố rút quân về nước.
Hội thề này – mà về sau sách sử gọi là hội thề Đông Quan – diễn ra vào tháng 12–1427 tại phía nam thành, bên bờ sông Cái. Trong danh sách những người tham gia hội thề của phía Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn đứng tên thứ hai, sau Lê Lợi: Nhất quốc đầu mục, Hãn danh đệ nhị thứ, kỳ kiến trọng ư tôn giã.

        h. Chức vụ và khen thưởng

        Trong hàng ngũ các quan văn võ dưới quyền Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn luôn là viên quan cao cấp nhất.
Khoảng năm 1424-1425, Trần Nguyên Hãn là Tư đồ. Khi này, trong phong trào khởi nghĩa, Tư đồ là chức quan cao nhất.
          Năm 1427, sau chiến tích hãm Đông Quan, ông được phong là Thái úy.
Năm 1428, kháng chiến thành công và Lê Lợi lên ngôi, Trần Nguyên Hãn được gia phong Tả Tướng quốc, Bình chương quân quốc trọng sự, Khu mật Đại sứ, được cấp 114 mẫu ruộng[[17]]. Người được phong “Hữu Tướng quốc“ là Lê Tư Tề, con cả của Lê Lợi và chức Thái úy về tay Phạm Văn Xảo.
         "Đại sứ" là chức quan to nhất của Khu mật viện, trong viện này, Trần Nguyên Hãn là cấp trên trực tiếp của Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi kiêm nhiệm nhiều chức vụ, nhưng trong Viện Khu mật, ông chỉ là Hành Khu mật viện sự). "Bình chương quân quốc trọng sự" là hàm (hoặc chức vụ, nhưng có lẽ là hàm [[18]] dành riêng cho đại thần, Nguyên Hãn không phải viên quan duy nhất được phong tặng. Một số đồng môn khác của ông cũng mang danh hiệu này trong cùng khoảng thời gian hay muộn hơn một chút như: Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Phạm Vấn (từ năm 1428), Lê Văn An (từ năm 1432)... Quan trọng nhất trong các chức tước của ông là “Tả tướng quốc” - chức vụ có quyền năng tương tự với “đồng Thủ tướng Chính phủ” ngày nay. Như vậy, Nguyên Hãn cũng đã là người đứng đầu các quan như ông nội (hoặc cụ nội) mình là Trần Nguyên Đán. Khi trước, Trần Nguyên Đán được phong Đại Tư đồ [[19]], một chức vụ cũng tương tự như “Thủ tướng” trong hệ thống hành chính đời Trần mạt.

         k. Cái chết

          Năm 1429, Trần Nguyên Hãn xin về trí sĩ. Từ trước đó, Nguyên Hãn có nói riêng với người thân cận: Nhà vua có tướng như Việt vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể yên hưởng vui sướng được.” (Câu Tiễn có tướng cổ dài, mép quạ, tức là tướng chim. Có thuyết cho rằng Trần Nguyên Hãn trực tiếp nói câu này với Nguyễn Trãi.)
        Lê Lợi y cho Nguyên Hãn được về, nhưng dặn rằng cứ một năm hai lần lại vào triều chầu vua. Trần Nguyên Hãn “thập đạo kinh luân mao ức lý, nhân cựu trạch tử miếu” (sau mười năm chiến chinh, quay về ngôi nhà cũ). Ở đây, ông cho dựng phủ đệ lớn, đóng thuyền to. Việc này bị quy kết là lộng hành và có âm mưu thoán nghịch. Những kẻ không ưa cũng thừa cơ buông lời xúi bẩy. Trần Nguyên Hãn bị Lê Lợi ra lệnh bắt về triều để xét hỏi. Tới bến Sơn Đông, ông tự trầm mình mà chết. Trước khi chết, ông nói:
      “...Tôi với Hoàng thượng cùng mưu cứu nước, cứu dân, nay sự nghiệp lớn đã thành, Hoàng thượng nghe lời dèm mà hại tôi. Hoàng thiên có biết không?[[20]]
        Tháng 5 năm đó, Lê Lợi mới tiến hành ban thưởng tước hầu cho các công thần tham gia khởi nghĩa. Như vậy Trần Nguyên Hãn chưa kịp nhận phong thưởng của một chiến tướng khó nhọc đã bị vua hãm hại.

       m. Di lụy và phục hồi

        Quanh cái chết của Trần Nguyên Hãn, không chỉ riêng vợ con ông chịu dính líu mà các tướng như Bế Khắc Triệu, Nông Đắc Thái cũng bị liên lụy. Hai tướng này bị cho là vây cánh của Trần Nguyên Hãn và bị dẹp.
       Năm 1454 [[21]], vua Lê Nhân Tông (1443-1459) ra lệnh phục chức cho Trần Nguyên Hãn, truy phong là "Phúc thần", cho gọi con cháu ra làm quan, nhưng không ai ra.[[22]]
       Đời nhà Mạc, ông được truy phong là Tả tướng quốc, Trung liệt Đại vương[[23]]. Ông chính là trường hợp rất hiếm trong các công thần khai quốc nhà Lê được nhà Mạc thù địch tưởng nhớ và truy phong. Việc tôn vinh ông khiến "thiên hạ" thấy sự khắc bạc của nhà Lê với người có công trạng.

        n. Nguyên nhân

         Cái chết của ông Trần Nguyên Hãn được nhận định là do một hoặc nhiều nguyên nhân:
       Một là, ông nằm trong vòng xoáy tranh giành quyền lực trong triều đình nhà Lê thời hậu chiến. Có ý kiến cho rằng Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo ủng hộ Lê Tư Tề, con trưởng của Lê Lợi trong khi Lê Sát, Lê Ngân, Phạm Vấn... ủng hộ người con thứ là Nguyên Long. Khi phái Lê Sát thắng thế và Lê Tư Tề bị ruồng bỏ, thì ông cũng không tránh khỏi hậu họa là chuyện thường.
        Hai là, mối nghi ngại của Lê Lợi đối với triều đại cũ: Lê Lợi từng hại Trần Cảo – người tự nhận là tôn thất nhà Trần, từng được đưa lên nắm ngôi Hoàng đế bù nhìn[[24]], từng lấy lý do mẹ của thái tử Nguyên Long có tên là Phạm Thị Ngọc Trần [[25]] và ép người có họ Trần phải đổi sang họ Trình để kiêng huý. Những hành động đó đều nhằm khiến thiên hạ có thể "quên" hẳn nhà Trần đi. Mà Trần Nguyên Hãn lại xuất thân là quý tộc nhà Trần, con cháu của hai danh thần nhiều danh vị của triều cũ là Trần Quang Khải và Trần Nguyên Đán.
Mặc dù được nhiều sử gia cũng như người có quan tâm thừa nhận rộng rãi, nhưng cho tới giờ, những giả thiết và nguyên nhân trên không được hậu thuẫn bởi những bằng chứng trong chính sử.

       3. Gia quyến và con cháu đời sau

         a. Thân sinh:
       Ông là hậu duệ của thái sư chiêu minh vương Trần Quang Khải và đại tư đồ Trần Nguyên Đán, hầu hết tài liệu cho rằng ông là con của Trần Án. Tuy nhiên có các ý kiến khác nhau về thân thế của ông: là cháu nội hoặc là chắt nội của Trần Nguyên Đán.

       Một là, giả thuyết cho rằng Trần Nguyên Đán sinh Trần Mộng Dư, Trần Thúc Dao, Trần Thị Thái, Trần Thúc Quỳnh, Trần Thị Thai. Trần Thị Thái lấy Nguyễn Phi Khanh (tức Nguyễn Ứng Long) sinh hạ Nguyễn Trãi, Nguyễn Hùng…Trần Thị Thai lấy Nguyễn Hán Anh. Hai ông đều được mời làm gia sư dạy học của hai bà. Trần Thúc Quỳnh sinh Trần Thuần Đức; Trần Thuần Đức đổi tên là Trần Án sinh ra một số người con trong đó có Trần Nguyên Hãn. Như vậy trong trường hợp này Trần Thuần Đức chính là  Trần Án và Trần Nguyên Hãn là chắt nội của tư đồ Trần Nguyên Đán, là cháu qua cát với Nguyễn Trãi. Gia phả họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh và gia phả họ Trần làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đều cho rằng như vậy (Khi viết thì gia phả họ Trần làng Lệ Sơn: Trần Thuần Đức thành Trần Thuận Đức).
        Hai là, giả thuyết cho rằng Trần Nguyên Đán sinh ra Trần Mộng Dư, Trần Thúc Dao, Trần Thị Thái, Trần Thúc Quỳnh, Trần Thị Thai và Trần Án. Trần Thị Thái lấy Nguyễn Phi Khanh (tức Nguyễn Ứng Long) sinh ra Nguyễn Trãi, Nguyễn Hùng…. Trần Thị Thai lấy Nguyễn Hán Anh. Hai ông đều được mời làm gia sư dạy học của hai bà. Trần Thúc Quỳnh không sinh ra Trần Thuần Đức mà là Trần Án chính là Trần Thuần Đức. Trần Án sinh ra Trần Nguyên Hãn. Như vậy trường hợp này thì Trần Nguyễn Hãn vẫn là cháu nội của tư đồ Trần Nguyên Đán và là anh em với Nguyễn Trãi.
        Trần Nguyên Hãn chuyên cư tại Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Có thuyết cho rằng Trần Án và bà Lê Thị Hoàn về Sơn Đông vừa lẫn trốn sự truy sát của Hồ Quý Ly và sau này là giặc Minh; vì tại Sơn Đông là nơi ông Đỗ Khắc Chung là quan đầu triều của triều Trần về quy ẩn làm nghề dạy học, tạo tiền đề sản sinh ra 12 tiến sĩ, nhiều người ra làm quan thành rường cột của nước nhà cho nên làng này được gọi là làng Quan tử. Chính vì vậy dù thất thế nhưng ông bà Trần Án sinh ra Trần Nguyên Hãn tại đây vẫn được ăn học chu đáo và sau này ông tham gia, đóng góp lớn cho nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi đã minh chứng điều đó.

        Có thông tin cho rằng Trần Thuần Đức chạy về thôn Hạ, xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc trấn Sơn Tây vì đây là nơi sinh ra Nguyễn Trãi và các người con khác với của Nguyễn Phi Khanh. Ở đây có họ Trần thờ Trần Thuần Đức; gia phả ghi rằng Thuần Đức sinh ra Chính Trực, Chính Trực sinh ra Chính Đạo và không nói gì đến Trần Nguyên Hãn. Khi giải thích cho giả thuyết thứ hai nêu trên thì được kiến giải như sau: ông Thuần Đức (tức Trần Án) sinh nhiều con trai trong đó có người con lớn ở xã Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Nội còn Trần Nguyên Hãn là người con trai khác sinh ra và lớn lên ở Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
       Ba là, giả thuyết cho rằng Trần Án là chú ruột Trần Thuần Đức (vốn là con của Trần Thúc Quỳnh), tức là con của Trần Nguyên Đán, là em của Trần Mộng Dư, Trần Thúc Dao, Trần Thị Thái, Trần Thúc Quỳnh, Trần Thị Thai, lấy bà Lê Thị Hoàn sinh ra Trần Nguyên Hãn. Như vậy trong trường hợp này Trần Nguyên Hãn là cháu nội của tư đồ Trần Nguyên Đán, là anh em với Trần Thuần Đức và Nguyễn Trãi (xem bài)
        
       Năm sinh của Trần Nguyên Hãn vẫn còn chưa được thống nhất: Gia phả họ Trần Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc và họ Đào Trần Minh Nông, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đều cho rằng ông sinh ngày 1 tháng 2 năm Bính Dần (1386), còn gia phả họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh ghi rằng ông sinh ngày 1 tháng 2 năm Canh Ngọ (1390). Ngày 1 tháng 2 hằng năm, tại Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn trên cả nước tổ chức kỷ niệm ngày sinh của ông. Năm sinh của Đại tư đồ Trần Nguyên Đán là Bính Dần (1326). Nếu Nguyên Hãn sinh năm Bính Dần (1386) thì ông và Trần Nguyên Đán cách nhau 60 năm; nếu sinh năm Canh Ngọ (1390) thì ông và Trần Nguyên Đán cách nhau 64 năm. Theo nhiều sử liệu và gia phả họ Nguyễn là hậu duệ của Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội đều cho rằng Nguyễn Trãi sinh năm Canh Thân (1380), là con trai trưởng của Nguyễn Phi Khanh với bà Trần Thị Thái. Thông thường những người con trai và gái kế cận nhau trong một gia đình thì người con gái lấy chồng trước khi người con trai lấy vợ. Chính vì lẽ đó Nguyễn Trãi sinh trưởng trước Nguyên Hãn khoảng 6 đến 10 năm là thời gian khá hợp lý. Chính vì thế khi cho rằng ông là cháu nội tư đồ Trần Nguyên Đán là giả thuyết hợp lý hơn là vai trò chắt nội.
         b. Gia quyến:
        Trần Nguyên Hãn có 3 vợ. Với 2 vợ đầu, ông có 3 con trai. Lê Quý Đôn [[26]] chép rằng ông bị bắt về kinh sư cùng người vợ thứ ba và người con nhỏ mới sinh (hài đồng tử). Sau khi ông chết, Lê Lợi cho bắt hai mẹ con bà này về kinh quản thúc, gia sản của Trần Nguyên Hãn bị tịch thu.
      Theo Gia phả các chi họ ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc,[[27]] thì Trần Nguyên Hãn có ba vợ, hai người vợ đầu là:
      - Bà cả (không ghi tên) người làng Cao Phong, xã Văn Quán [[28]]. Ông bà sinh hạ được một con trai là Trần Doãn Hựu, tự là Trung Khang. Trước khi ông Trần Nguyên Hãn xuống thuyền về kinh (theo lệnh triệu hồi của Lê Lợi), ông cho mẹ con bà chạy trốn vào rừng Thần; sau trở lại Sơn Đông.
      - Vợ thứ hai là bà Lê Thị Tuyển [[29]]. Ông bà sinh hạ hai con trai là Trần Trung Khoản và Trần Đăng Huy, tự là Trung Lương. Khi Trần Nguyên Hãn xuống thuyền về kinh, ông cho ba mẹ con bà Tuyển chạy trốn sang làng Kẻ Nú, phủ Tam Đới huyện Phù Khang, trấn Tây Sơn. Sau người con lớn Trần Trung Khoản tiếp tục bỏ đi và đổi ra họ Quách.[[30]] và Trần Đăng Huy đổi sang họ Đào.
     - Bà thứ ba: Có tên gọi là bà Chúa Lôi, ở làng Xuân Lôi, tổng Văn Bình xưa. Bà và 2 con trai theo ông về Thăng Long, khi thuyền chìm thì người ta đã cứu được bà và một người con của ông.
Theo gia phả các chi họ Trần làng Lệ Sơn xã Văn Hóa huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình, có vị thủy tổ là Đại học sĩ giám sinh quốc tử giám Trần Cảnh Huống thì ghi rằng Trần Nguyên Hãn có ba vợ, sinh hạ được các người con như sau:
      - Con trai đầu là Trần Đăng Huy và con trai thứ hai là Trần Đăng Duy của người vợ thứ hai.
      - Con trai thứ ba là Trần Cảnh Nông của người vợ đầu.
      - Con trai út và con gái út của người vợ thứ ba.

      4. Nơi thờ tự và di tích

    Trần Nguyên Hãn được nhiều làng ở Sơn Đông và các vùng xung quanh lập đền thờ, nhưng “chính tự” (nơi thờ tự chính, được công nhận và ghi vào “tự điển”[[31]]) là đền Tả tướng. Đền này được xây ngay trên nền ngôi nhà cũ của Trần Nguyên Hãn.
     Nhiều di tích ở Sơn Đông hiện nay được cho là có liên quan đến các hoạt động của Trần Nguyên Hãn như rừng Thần, đầm Rạch, cống Khẩu... Ao Tó là nơi ông luyện thủy quân sau khi đã trí sĩ về nhà và cho đóng thuyền lớn. Chợ Gốm là nơi Trần Nguyên Hãn từng hành nghề bán dầu. Hiện nay, dân làng này vẫn làm nghề ép dầu bên cạnh những nghề thủ công khác như làm gốm, sơn, mộc.
       Tên của ông được đặt cho nhiều đường phố tại các thành phố Việt Nam: tại quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, quận Lê Chân thành phố Hải phòng, thành phố Đà Nẵng, phường Phước Hòa thành phố Nha Trang, thành phố Vũng Tàu, quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt tại Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh có tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa có chim bồ câu trên tay (tưởng nhớ thánh tổ lực lượng truyền tin) được dựng ở vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành.

     Tham khảo

     Sách dùng để trích dẫn tư liệu cho bài viết

  • Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng.
  • Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh, NXB Hải Phòng 2003.
  • Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2005
  • Lịch sử Việt Nam: hỏi và đáp, Lê Văn Lan, 2004.
  • Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2006, tập 1.
  • Việt sử giai thoại, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo dục, 2003, tập 5.
  • Nhìn lại lịch sử, Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, NXB Văn hóa Thông tin, 2003.
  • Khởi nghĩa Lam Sơn, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn.
  • Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, NXB Thanh niên, 2006

      Sách tham khảo

       (Giáo sư Lê Văn Lan đề nghị)
  • Trần Nguyên Hãn – sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phú, 1988.
  • Danh nhân Vĩnh Phúc – Lê Kim Thuyên, 1999.

    Truyền thuyết



ĐỜI THỨ HAI:
        Ở đời thứ hai này thế thứ có thể sẽ thay đổi vì chưa có sự thống nhất của các sử liệu, gia phả dòng họ là hậu duệ của tả tướng quốc.


       - Đời 2.1: ông Trần Doãn Hựu
      Là con trai trưởng của ông Trần Nguyên Hãn. Ông là tổ của họ Trần Sơn Đông có hậu duệ ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; ở thành phố Việt trì, tỉnh Phú Thọ; tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang.

      - Đời 2.2: Ông Trần Trung Khoản
       Là con trai thứ của ông Trần Nguyên Hãn. Sau khi cha ông mất, ông đổi thành họ Quách và bỏ đi. Sau này hậu duệ đổi lại họ Trần ở các xã Quảng Đông, xã Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thành Hóa. Giỗ của ông vào ngày 7 tháng 1 âm lịch hàng năm.

       - Đời 2.3: ông Trần Đăng Huy
       Tự Trung Lương, là con trai thứ ba của ông Trần Nguyên Hãn. Sau khi cha ông mất, đổi thành họ Đào, nay là tổ của họ Đào Trần ở phường Minh Nông, thành phố Việt Trì; các xã Hùng Đô, xã Quang Húc của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ; xã Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Giỗ ông vào ngày 16 tháng 9 hàng năm. Tuy nhiên theo gia phả họ Trần làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thì ông là con trai trưởng của tả tướng quốc với người vợ thứ hai.
        - Đời 2.4: ông Trần Quốc Duy
       Theo gia phả dòng Trần Phổ Quang được viết bởi Trần Văn Lập ở thế kỷ 17 như sau: Pháp độ tướng công Trần Quốc Duy, sinh năm 1424, là con trai thứ của Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Theo gia phả họ Trần làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thì ông là con trai thứ hai của tả tướng quốc với người vợ thứ hai ( tên ông được ghi là Trần Đăng Duy).
Theo gia phả chi họ Trần ở Đan Trung xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, Nghệ An do ông Trần Thanh San ghi chép lại trong Trần Tộc Tân Phả Nghệ Tĩnh: 
Pháp Độ Công_Trần Quốc Duy là một đồng tử được cứu tại bến Đông Hồ trên dòng sông Lô, sau khi cha Tả Tướng Quốc tự trầm (Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn). Nếu cần, xem lại trang 100 cuốn phổ hệ này để rõ hơn. 
       Pháp Độ Công Trần Quốc Duy kết hôn với bà Lê Từ Quang và sinh hạ được ba người con trai: Trần Công Sủng, Trần Đạo Tín và Trần Thiện Tính (hiệu Chân Thường). 
Trong thời gian tổ Trần Nguyên Hãn bị hàm oan, Trần Quốc Duy cùng với mẹ bị triều đình Lê Lợi bắt đem về quản thúc tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội). Đời vua Lê Nhân Tông (cháu Lê Lợi), niên hiệu Diên Ninh thứ nhất (1454), đã đại xá, minh oan cho Trần Nguyên Hãn và tha cho vợ con ông. Trần Quốc Duy được vua mời ra làm quan với chức Tiết Chế Lễ Tướng Công. Khi về hưu, ông đưa vợ và 3 người con vào Tống Sơn Thanh Hoá (nay là vùng huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc). Sau mấy năm, ông để vợ và người con thứ hai là Trần Đạo Tín ở lại tại đó (Tống Sơn), còn ông và hai con là Trần Công Sủng và Trần Thiện Tính (Chân Thường) đi vào xứ Cồn Dù, thôn Phú Hữu (nay là xã Nhân Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An) tìm đến nhà ông Hoàng Đỉnh là cháu nhiều đời của tướng Yết Kiêu, một gia tướng của nhà Trần để nhờ nơi nương tựa. Sau ông lại dời chỗ ở lần nữa, đến chùa Liên Hoa làng Phì Cam (nay là xã Diễn Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An). Vẫn chưa yên, ông phải tiếp tục đưa Trần Công Sủng ra chùa Sải làng Kim Cốc (nay là xã Mai Lâm huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá). Khi đã ổn định, ông quay trở về chùa Liên Hoa làng Phì Cam nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành sống cùng người con út Trần Thiện Tính (Chân Thường)... 

         Đến khi Trần Thiện Tính (Chân Thường) trưởng thành, cha con ông Trần Quốc Duy chiêu dân lập ấp ở xứ Nương Mao (nay là vùng đất Đông Bắc xã Vĩnh Thành, xã Nhân Thành và xã Nam Hợp, huyện Yên Thành). Khi mất ông Trần Quốc Duy được nhân dân ghi ơn và được nhà Vua ban sắc thần: 
“Tiền Sơn Nam Hách Tạc Tướng Công, Gia Tăng Tủng Bạt Dực Bảo Trung Hưng trung Đẳng Thần” (toàn sắc phong Thần của thời vua Khải Định được chép nguyên bản và phiên âm kèm theo ở trang 105 và 106).  


         Báo nhân dân cuối tuần, số 29 ngày 14 tháng 07 năm 1996, trong mục Việt Nam - Đất Nước – Con Người có đăng bài của Nguyễn Học Hạnh nói về dòng dõi Trần Nguyên Hãn: 


       “Trần Quốc Duy, hiệu Pháp Độ, con của danh nhân Trần Nguyên Hãn đời nhà Lê. Sau khi triều Lê (Vua Lê Nhân Tông năm thứ 11) minh oan cho Nguyễn Trãi và một số vị công thần khai quốc thì Trần Quốc Duy được vua mời ra làm việc nước, Ông phục vụ triều Lê 28 năm và làm quan đến chức “Tiết Khoa Chế Lễ” một chức quan chuyên trông coi lễ nghi, kỷ cương trong triều. 

       Khi thôi việc ở triều, ông Trần Quốc Duy trở về Thanh Hoá, nghỉ 6 năm, phần còn lại của cuối cuộc đời, ông cùng người con trai thứ 3 (Trần Thiện Tính) về định cư lập nghiệp ở làng Phú Hữu, xã Thái xá – huyện Đông Thành – nay là xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 
Theo Tộc Phả và truyền thuyết thời đó, vùng vệt đất Nhân – Tiên – Long – Vĩnh huyện Yên Thành và cả Diễn Thái, Diễn Nguyên, Diễn Minh huyện Diễn Châu còn mênh mông nước triều lên xuống. Vùng Phú Hữu bên cạnh sông um tùm cỏ lác, hoang vu. Trần Quốc Duy cùng các con khai hoang lập ấp. Ông đã cùng một người họ Phạm...(?) chiêu mộ, giúp đỡ những người dân nghèo phiêu tán cụm lại thành làng, sinh cơ lập nghiệp. Ông đã mở trường dạy học, một số học sinh về sau đã thành đạt. 

       Do những công lao ấy, sau khi ông Trần Quốc Duy qua đời, được vua Lê Hy Tông (1676-1704) cấp công điền tế tự. Các triều đại sau đó lần lượt ban tặng sắc phong thần; đạo cuối cùng vào thời Vua Khải Định... 

      Nhân dân vùng Phú Hữu ghi nhớ công ơn của ông Trần Quốc Duy, suy tôn ông làm Thần Hoàng của làng. Ngôi đền ấy ngày nay vẫn còn. Hằng năm, con cháu khắp nơi và nhân dân địa phương vẫn thường đến thắp hương tưởng niệm ông”. 
Sắc phong thần Tướng công Trần Pháp Độ bằng Hán tự: 
Phiên ngữ sắc phong Tướng công Trần Pháp Độ 


      Nghệ An tỉnh - Yên Thành huyện - Thái Xá xã, Phú Hữu thôn phụng sự, bản cảnh Sơn Nam Hạch Trạc Pháp Độ Công Chi Thần, hộ quốc tỉ dân, trước linh ứng tứ, kim lịch thừa. 

      Niệm thần sàng trước, phong vi tủng bạt, Dực bảo trung hưng. Trung đẳng thần, chuẩn kỳ phụng sự, thứ kỷ thần kỳ tương hựu, bảo ngã lê dân. 
Khâm 

       Khải Định nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhật. 

      Phiên âm: Trần Ngọc Liễn. 

      Nhà thờ Trần Quốc Duy đã được chính thức đưa từ Phú Điền, xã Nhân Thành huyện Yên Thành về làng Đan Trung, xã Diễn Thăng huyện Diễn Châu đã được 300 năm. Nhà thờ Pháp Độ Tướng công, Trần Quốc Duy ở Đan Trung, đã được nhà nước cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử, Văn hóa và Cách mạng, ngày 27- 5- 1997. Có nhiều chi họ đã lập nhà thờ Pháp Độ ở Phú Hữu, ở đây có sắc phong: Pháp độ Trung đẳng thần, năm Khải Định thứ 2, năm Đinh Tỵ (1917).
Mộ của tổ Trần Quốc Duy táng ở xứ Tường Lai, làng Hào Kiệt, nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Mộ tổ bà Lê Từ Quang hiện ở Tống Sơn, Thanh Hóa. Giỗ tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy vào ngày 15 tháng 07 hằng năm. Tuy nhiên năm Giáp Ngọ (2014), ban liên lạc dòng họ Trần Pháp Độ ( dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh) chọn ngày 18 tháng 3 âm lịch hàng năm làm giỗ tổ vì là ngày nhận sắc phong của vua Khải Định.


        - Đời 2.5: ông Trần Cảnh Nông
Theo gia phả chi họ Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình thì ông là người con trai thứ ba của tả tướng quốc với người vợ cả. Ông lấy vợ sinh hạ 2 con trai là Trần Cảnh Huống và Trần Cảnh Phúc. Trần Cảnh Huống sinh Trần Cảnh Hựu và Trần Cảnh Khai. Trần Cảnh Phúc sinh Trần Cảnh Tân, Trần Cảnh Tá. Sau khi ông Cảnh Huống về hưu tại làng Tiền Lang, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1471, ông Lê Văn Hành giám sinh quốc tử giám từ Kinh Bắc vào khai phá lập làng Lệ Sơn đã mời Đại học sĩ giám sinh quốc tử giám Trần Cảnh Huống về mở trường khai trí cho dân làng. Về sau ông và con trai Trần Cảnh Hựu trở thành thỉ tổ của họ Trần Lệ Sơn. Trần Cảnh Khai trở thành thỉ tổ làng Phù Kinh (sau đổi thành Phù Hóa). Trần Cảnh Phúc cùng con trai Trần Cảnh Tân là thỉ tổ làng Tiên Lang. Trần Cảnh Tá về làng cũ Trung Thuần (?).
Làng Lệ Sơn trở thành đất học của tỉnh Quảng Bình.
Ba thế hệ của họ Trần là:
        - Đại học sỹ Trần Cảnh Huống. Ông là người thầy dạy học, người khai trí mở tài, người đặt nền móng cho truyền thống hiếu học của xã nhà.

       - Trần Đại Lang tên thật là Trần Cảnh Hựu, người khai canh lập ấp, là vị nhân thần, là Đoan Túc Tôn Thần. Ông được phụng thờ theo thứ tự hàng đầu trong văn thơ nhà nước.

       - Đức ông Câu Kê Trần Duy Văn là tướng công Tôn Hầu - Người coi sóc tất thảy mọi việc trong làng - Là vị Nhân thần “ Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần” và là “ Đoan Túc Tôn Thần” được đặc biệt phụng thờ theo thứ tự hàng đầu trong văn thư Nhà nước.

        Ba đời người liên tiếp trong một dòng tộc vừa khai trí mở tài, đặt nền móng cho truyền thống hiếu học của xã nhà, vừa khai canh lập ấp vừa là hai vị nhân thần “Coi sóc tất thảy mọi việc trong làng” và được đặc biệt phụng thờ theo thứ tự hàng đầu trong văn thư nhà nước.

Hậu duệ nổi tiếng nhất của làng thời hiện đại là thiếu tướng Hoàng Sâm (tức Trần Kỳ) là một trong 9 thiếu tướng được phong trong đợt phong đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.




ĐỜI THỨ BA:
        Đời 3.1: Ông Trần Công Sủng
       - Con trưởng của ông Trần Pháp Độ là Trần Công Sủng, các chi họ hậu duệ hiện nay ở các xã phía Nam huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và các xã phía Bắc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Nhà thờ chi trưởng ở thôn Kim Cốc, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh  Thanh Hóa. Còn có một chi có tông tích của dòng họ Trần Công Sủng, chi họ thờ tổ Trần Công Mạc, ở thôn Trung Xá, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành.




          Đời 3.2: ông Trần Đạo Tín
        - Con trai thứ hai của ông Trần Pháp Độ là Trần Đạo Tín, các chi họ hậu duệ hiện nay lưu cư ở Tống Sơn (nay là Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Có một chi họ họ Trần ở xã Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa thờ Tổ mẫu Từ Quang, phu nhân tổ Trần Pháp Độ. Còn một số chi họ mới phát hiện dấu tích dòng Trần Đạo Tín, là các chi ở Cầu Đục, xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu và làng Nhân Cao, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành.


          Đời 3.3: ông Trần Thiện Tính

        Ông Trần Thiện Tính, huý Khương, hiệu Chân Thường, là người con trai thứ ba của tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy và bà Lê Từ Quang. Ông Trần Thiện Tính cư trú tại chùa Liên Hoa, làng Phì Cam (nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành, Nghệ An). 

       Do những ấn tượng về quá khứ đau thương của lịch sử do Hồ Quý Ly gây nên đối với triều đình nhà Trần và con cháu thuộc dòng dõi nhà Trần; bởi những âm mưu thâm độc của quân nhà Minh xâm lược với chiêu bài “diệt Hồ phù Trần”; cũng như những thủ đoạn tranh công, xỉm nịnh vu cáo của những kẻ gian thần dưới thời Lê Lợi đối với Trần Nguyên Hãn, khiến cho con cháu họ Trần lúc bấy giờ phải ngày đêm nơm nớp lo sợ, tìm đường tẩu tán đi khắp nơi, mai danh ẩn tích... những mong bảo toàn tính mạng. Tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) thời tuổi trẻ phải sống chịu trong hoàn cảnh ấy. 

        Lớn lên, ông Trần Thiện Tính kết hôn cùng bà Lê Từ Phúc con gái tể tướng Lê Sơn người làng Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành và sinh đặng ba người con trai, đó là: 

        - Trần Chân Tịch, hiệu Huyền Nghiêm, tự Phúc Quảng.

        - Trần Chân Tính, hiệu Huyền Thông.

        - Trần Chân Thiên, hiệu Huyền Linh, huý Sinh Thiên.
 
         Như vậy, ba người con trai của tổ Trần Thiện Tính cư trú ở ba nơi khác nhau. Ông bà Thiện Tính lúc tuổi ngoài 60 về ở cùng với người con thứ hai là Trần Chân Tính. Ông bà cùng người con thứ hai là Trần Chân Tính ở lại Hoàng Mai. Sau lại chuyển đến chùa Mai Nữ, làng Bầu Quán, xã Yên Hậu (nay là xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu) và ông bà Chân Thường mất ở đó. Ông Huyền Linh (tức Trần Chân Thiên), là con thứ ba giỏi về địa lý, đã xin anh cả đưa mộ bố mẹ về song táng ở xứ Cồn Chu, trên xứ đồng của họ Trần ở xã Giai Lạc. Con cháu dòng họ Trần Nguyên Hãn, Nghệ Tĩnh đã tổ chức xây lăng cho hai tổ tại Cồn Chu. Khánh thành ngày 14- 7- 1999, năm Kỷ Mão. Giỗ ông bà Chân Thường hợp kỵ vào ngày 14/3, tại nhà thờ chi trưởng, dòng trưởng, ở thôn Đông Tháp, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

         (Dựa theo gia phả chi Yên Hậu xã Diễn Lâm và gia phả chi Đông Tháp xã Diễn Hồng do cử nhân Trần Thuần Tín phụng lập ngày 15 tháng 03 năm Lê Triều - Chân Tông ngũ niên - 1651). 



ĐỜI THỨ TƯ


          - Đời 4.1: ông Trần Chân Tịch

       Tổ Trần Chân Tịch, tự Phúc Quảng, hiệu Huyền Nghiêm, là con trai trưởng của ông Trần Thiện Tính (Chân Thường) và bà Lê Từ Phúc. Ông Trần Chân Tịch kết hôn cùng bà Hoàng Thị Tâm sinh được 4 con trai, được mấy con gái không rõ, nhưng cả dòng họ Trần Chân Tịch đều thờ bà cô tổ Trần Quế Hoa Nương và giỗ bà vào ngày rằm thượng nguyên (rằm tháng giêng). Tuy nhiên có gia phả ghi giỗ của bà vào ngày 12/2, mộ của bà thuộc họ Trần Đình ở xóm 7 và 8 xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, giữ gìn, thờ phụng. Lúc ông tuổi độ 16-17 được gửi vào chùa Bổn làng Giàn, thôn Đông Tháp (nay là xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu Nghệ An). 
     
         - Con trai trưởng là Trần Công Ngạn, ở làng Thọ An. Đến nay đã tìm ra chi họ hậu duệ của tổ Trần Công Ngạn, hiện đang định cư ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và đã đổi từ họ Trần thành họ Cao Trần (?).

        - Con trai thứ hai là Trần Phúc Thọ. Ông bà Thọ sinh được: Trần Thủ Hạnh, Trần Đắc, các chi họ này hiện nay ở hầu hết các huyện Diễn Châu, huyện Yên Thành, huyện Nghi Lộc. Trần Thủ Hạnh sinh hạ các chi họ hậu duệ ở các xã Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Bình, Diễn Vạn, Diễn Kỷ, Diễn Đồng, Diễn Thọ, Diễn Liên, Diễn Tháp, Diễn Lâm, Diễn Phong, Diễn Ngọc, xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành  (cháu 4 đời của tổ Thủ Hạnh có một ông tên là Phúc Thiện).  Trần Đắc sinh hạ các chi họ Hải Thanh huyện Nghi Lộc, và Tiền Song Diễn Thịnh,......


       - Con trai thứ ba là Trần Chân Tâm về ở xã Đông Lũy, nay là xã Diễn Phong sinh hạ dòng Đông Lũy. Khoảng thời gian năm Canh Ngọ (1570) ông làm nghề dạy học và lấy bà Phạm Từ Khoan, sinh ra Trần Chính Đạo. Hậu duệ đời thứ 5 của ông Chân Tâm gồm các ông Trần Phúc Thiện, Trần Chỉnh, Trần Bá. Hậu duệ của Phúc Thiện là Phúc Đức ở thôn Bút Trận, làng Thái Xá, xã Diễn Thái; Phúc Nhân ở thôn Đậu Vinh, xã Diễn Phong, xã Diễn Kỷ, xã Diễn Yên; Đăng Đài ở xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương; Văn Quan ở xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu; Phước Bền ở làng cổ Tháp và Thanh Châu xã Duy Châu huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

        - Con trai thứ tư là Trần Danh Di, con trai của ông là: Hoàng Giáp Trần Danh Dĩnh đậu Khoa Giáp Thìn (1724)[[32]]. Hậu duệ hiện nay ở xã Quỳnh Diễn, xã  Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.
       Hậu duệ của tổ Trần Chân Tịch đến nay đã ghi nhận được hàng chục ngôi nhà thờ lớn nhỏ ở nhiều nơi thuộc các xã ven trục đường quốc lộ 1A từ nam huyện Quỳnh Lưu đến bắc huyện Nghi          Lộc và một số nơi khác ( ). Riêng người con trưởng Trần Công Ngạn ở làng Thọ An[[33]] ; đến nay đã tìm ra chi họ hậu duệ của Trần Công Ngạn đổi thành họ Cao Trần ở làng Nha Chữ xã Giao Tiến, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định(?). Mộ tổ Trần Chân Tịch được song táng ở xứ Bảo Tháp, xóm Xuân Tháp, xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Nhà thờ tổ ở chi trưởng thôn Đông Tháp, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (cũng có tài liệu khác nói mộ ông bà ở xứ Xuân Lộc). Giỗ tổ Trần Chân Tịch, ngày 23 tháng 08 âm lịch, giỗ hợp kỵ cả ông, bà vào ngày: 27- 3.


         Đời 4.2: ông Trần Chân Tính
       Trần Chân Tính, hiệu Huyền Thông, lưu cư xứ Phú Hữu, Phú Điền, sau chuyển về ở Bàng Hoa quán, Hoàng Mai tự (nay là xã Diễn Lâm huyện Diễn Châu). Ông lấy hai vợ và sinh được 11 người con trai:

        Đời 4.3: ông Trần Chân Thiên
      Trần Chân Thiên, huý Sinh Thiên, hiệu Huyền Linh, bán làm con nuôi cho nhà họ Vũ ở chợ Mõ, thôn Diệu Ốc, xã Giai Lạc (nay là xã Phúc Thành và Hậu Thành). “Dưỡng tử” nhưng bản tính bất cải (làm con nuôi nhưng họ cũ không thay đổi). 





       I. Những nghi vấn:
       1. Dòng dõi Trần Nguyên Hãn ở Nghệ Tĩnh
        Trần Nguyên Hãn đã chết trong vụ chìm thuyền ở sông Lô năm Kỷ Dậu (1429). Nhưng vợ và con Trần Nguyên Hãn thì vẫn còn sống. Lê Quý Đôn thừa nhận “Thúc kỳ điền sản thê tử”  (tịch thu ruộng đất, nhà cửa, bắt giam vợ và con).

        Nhưng tất cả không ghi gì về bà vợ  và các con Trần Nguyên Hãn. Về số lượng 42 người cùng đi trên thuyền năm ấy, còn sống sót hai người, đến nay tựu chung vẫn được thảo luận:

       - Ý kiến của giới sử học xưa mà điển hình là Phan Huy Chú xác nhận: “Duy gia đồng nhị nhân phù thủy để ngạn đắc thoát” (chỉ có hai trẻ nhỏ là người trong nhà nổi lên bơi vào bờ, là được thoát). Lê Quý Đôn [[34]] chép rằng ông (Trần Nguyên Hãn) bị bắt về kinh sư cùng người vợ thứ ba và người con nhỏ mới sinh (hài đồng tử). Sau khi ông chết, Lê Lợi cho bắt hai mẹ con bà này về kinh quản thúc, gia sản của Trần Nguyên Hãn bị tịch thu.

      - Ý kiến của sách “Hoàng Việt Xuân Thu” cũng xác nhận trẻ nhỏ là người trong nhà được sống “Duy gia đồng nhị nhân để ngạn đắc thoát”. 

     - Bản thần phả ở Đức Lễ của Nguyễn Bính thì chỉ ghi “Gia đồng để ngạn hoạch sinh”, trẻ nhỏ trong nhà được sống.

       Tất cả các ý kiến đều thừa nhận hai người được sống là hai “gia đồng”. Vậy thì không phải là con của Trần Nguyên Hãn thì là ai? Tuy nhiên, cũng còn có vấn đề đáng quan tâm là hai “gia đồng” có phải là hai trong số 42 người đi trên thuyền “Tiết nghĩa” ấy không? Bởi vì các tài liệu xác nhận “Lực sĩ xá nhân tứ thập nhị nhân” - thì rõ ràng hai gia đồng này là loại trừ ra khỏi con số 42 người. Vậy đi trên thuyền không phải chỉ có 43 người, mà ít nhất có tới con số 45, và còn những ai nữa...?

       Riêng trong tài liệu “Tả tướng quốc, Trần tướng công” ở Đức Lễ xác nhận “Thuyền tòng khâm sai quan nhi hạ, chí Đông Hồ tân thứ, hốt kiến đại phong đột khởi, tận một kỳ thuyền  chỉ lưu nhị đồng tử vu để ngạn” (thuyền theo quan khâm sai xuôi dòng, đến bến sông Đông Hồ, bỗng thấy gió bão nổi lên, thuyền chìm, chỉ còn có hai con nhỏ ở trên bờ). Con nhỏ, phải chăng là con của Trần Nguyên Hãn?
     Theo gia phả Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh chép: “Pháp độ công Trần Quốc Duy sinh năm 1324, là con trai thứ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn được cứu sống ở bến Đông Hồ khi cha tự trầm”.

       Như vậy là giữa sử sách và tư liệu địa phương đều đồng nhất: Vợ và con Trần Nguyên Hãn còn sống. Cũng như kết luận của hội thảo mà giáo sư Văn Tạo, Viện trưởng Viện sử học chủ trì, đã báo cáo tại di tích xã Sơn Đông sáng ngày 12 tháng 10 năm 1988 là: 42 người đi trên thuyền là lực lượng đồng chí trong gia đình Trần Nguyên Hãn (gia thần nội thủ) lực lượng nhà vua chỉ có quan Khâm sai. Còn vợ con Trần Nguyên Hãn thì ở lại.

       Tuy nhiên, gần 600 năm đã trôi qua, vấn đề này chưa được mở ra. Ngôi đền Tả tướng quốc còn lưu lại đến ngày nay, to đẹp như vậy là do mến mộ công đức và tài năng của người anh hùng mà nhân dân Sơn Đông xưa kia đã lập nên để thờ phụng.
Không hề thấy nói đến vợ và con Trần Nguyên Hãn trở về căn nhà cũ. Ruộng đất của Trần Nguyên Hãn khi được trả lại là công điền của làng xã do dân đấu thầu, lấy hoa lợi tế tự. Vậy thì, vợ con Trần Nguyên Hãn thời đó và di duệ của Tả tướng quốc, nhất là sau khi được vua Lê Nhân Tông minh oan tha ra vợ và con vẫn ẩn nấp ở nơi nào?

        Trong hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp Trần Nguyên Hãn” tháng 10 năm 1988 đã có những báo cáo gợi mở về vấn đề này. Đáng chú ý là bản báo cáo của họ Trần tại tỉnh Nghệ An.

       Họ Trần ở Nghệ Tĩnh chủ yếu là địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong ba huyện ngày nay là Diễn - Yên - Quỳnh có câu:


       Việt Nam nhất Trần tộc
       Nghệ An vô dị tính
(Việt Nam một họ Trần
Nghệ An không có họ Trần khác).


         Ở thôn Đan Trung, xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu có họ Trần thờ vị tổ cao nhất là Pháp Độ công. Bài vị ghi “Thái thủy tổ khảo, Sơn Nam hách diệu tự Pháp Độ Trần tướng công, trứ phong vi Tiêu bạt Dực bảo Trung hưng, trung đẳng thần”.
Sắc phong của Pháp Độ tại nhà thờ thôn Phú Hữu, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành ghi: “Tiền Sơn Nam, Pháp Độ công tự Quốc Duy”. Lòng sắc chép “Sơn Nam hách diệu Pháp Độ Trần tướng công, gia tặng tiêu bạt dực bảo trung hưng, trung đẳng thần”.

         Bài cúng ở các nhà thờ Tổ Chi, khi khấn đến vị tổ thứ nhất đều có duệ hiệu “Sơn Nam hách diệu, Pháp Độ Trần tướng công gia tặng tiêu bạt dực bảo trung hưng, trung đẳng thần, vị tiền ”.

         Mộc bản ghi thế thứ họ Trần dòng Pháp Độ trong nhà thờ Đan Trung “Diễn Châu phủ, Đông Thành huyện, Khai Trung tổng, Giang Triều xã, Đan Trung thôn, Trần tộc vi biên, tiên linh húy hiệu, cập chư vong nhật kế hậu” (ghi tên húy, tên hiệu các vị tiên tổ họ Trần để nhớ lâu dài mãi về sau). Ở dòng đầu có chép “Cao, cao, cao, cao tổ khảo, tiền nhất lang tự Pháp Độ phủ quân”. Mộc bản này có lạc khoản “Nguyễn triều Tự Đức tứ niên, ngũ nguyệt sơ nhất nhật” (Triều vua Tự Đức năm thứ 4, nhà Nguyễn, ngày mồng 1 tháng 5 năm 1851).

        Như vậy, trong tất cả các tài liệu hiện có của dòng họ Trần Pháp Độ ở Diễn - Yên - Quỳnh đều thừa nhận Pháp Độ Trần Quốc Duy là vị tổ thứ nhất của mình, trước kia là ở Sơn Nam.

       Theo bản gia phả “Trần tộc phả ký kỳ tường hậu” của trưởng chi xã Quỳnh Tụ là Trần Vĩnh phụng sao năm Bảo Đại thứ 10 (1935), trong phần “Trần gia bản tông thế phả ký” (tờ 14) chép về ông Chân Thường như sau: “ấy là con út ông Pháp Độ, tương truyền lúc đầu là ở Sơn Nam, ông Pháp Độ đi lánh loạn...”. Sách lại ghi tiếp về hai cha con ông Pháp Độ: “Vào đời vua Lê Thánh Tông, Hồng Đức năm đầu (Canh Dần - 1470), từ Sơn Nam rời vào Thanh Hóa rồi lại rời vào xã Thái Xá, ở chùa Phì Cam... Xứ Cồn Dù”. Sách phổ ký nhánh Phú Hữu ghi ông Pháp Độ vào Thanh Hóa ở lại 6 năm, rồi để con trưởng, con thứ và bà tổ ở lại huyện Tống Sơn, còn đem người con út là ông Tính Thiện vào ở chùa làng Phì Cam, tên là chùa Liên Hoa (Hoa Sen), ông Tính Thiện tên là Khương, hiệu Chân Thường.
         Đó là cảnh cha con đi lánh loạn mà người họ Trần nay vẫn thường nhắc đến. Bà tổ Pháp Độ, được ban liên lạc họ Trần dòng Chân Thường Diễn - Yên - Quỳnh xác nhận là bà Từ Quang. Con trưởng của Pháp Độ là Trần Công Sủng (còn chữ đệm là Phong Sủng). Con thứ là Trần Đạo Tín (húy là Khoan) đều phát triển ở Thanh Hóa.

        Về lai lịch của Pháp Độ, cũng theo gia phả của Trần Vĩnh sao lại, thì Pháp Độ là thuộc phái chính của nhà vua: “Bấy giờ ông Pháp Độ sợ bị tai họa nên không dám lộ diện, chỉ xưng là Thiên Hoàng chính phái, rồi từ Sơn Nam di cư đến Thanh Hóa, sau lại rời vào Hoan Diễn xã Thái Xá...” (xem mục thế phả tiểu dẫn tờ 12) và “Các vị người họ ta lúc ấy được dân tình tín phục, các quan nghe theo, cho nên cấp trên thường nghi. Do đó mà không dám nói là con cháu họ Trần ngày trước làm vua”. Trong bia (Bia về Trần Đăng Dinh ở Yên Thành - LKT) chỉ ghi là người từ Sơn Nam vào. Nhà thờ “Đại tôn” (tức là phủ thờ, xã Đức Hậu, huyện Yên Thành - LKT). Cũng chỉ thờ từ ông Chân Thường trở về sau.


        Các gia phả có ghi ở Nghệ Tĩnh đều chép về Pháp Độ:
“Thiên Hoàng chính phái
Hậu Trần Nguyên Thiên
Tức Nguyên Đán Hậu”, 
và giải nghĩa:
Thuộc phái chính nhà vua
Đời sau ông Trần Nguyên Thiên
Tức là dòng dõi của Trần Nguyên Đán.

       Đây là một cách chiết tự để giải thích tông tích của Pháp Độ công Trần Quốc Duy: Chữ Hoàng là họ Hoàng (vàng) nhưng lại có những ý tứ là đồng âm với chữ Hoàng, là thuộc về Hoàng Đế (vua). Con cháu của Trần Nguyên Đán không có ai tên là Trần Nguyên Thiên. Trong văn bản, “Thiên...” được viết bởi chữ là “Nghìn” và bên có bộ thủy. Thực tế chữ này không có âm, nhưng chữ “Thiên” là “Nghìn” này nét đầu viết ngang thì đó là chữ “Can” có bộ thủy là “Hãn” là mồ hôi, đồng âm với chữ Hãn “Can thủ sóc” có nghĩa là dừng lại. Đây là chữ tên của Trần Nguyên Hãn. Vậy ông Trần Nguyên Thiên tức Trần Nguyên Hãn, là dòng dõi tư đồ Trần Nguyên Đán như sử sách đã thừa nhận.

        Bởi những lẽ đó, nên có kết luận Pháp Độ Công Trần Quốc Duy chính là con của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn năm 1429 ở lại trên bờ, rồi bị cầm tù 26 năm, sau khi được tha ra, thì không về Sơn Đông nữa mà về quê Sơn Nam lập gia đình và sinh ba con trai ở đó. Rồi lại đem gia đình chuyển vào Thanh Hóa. Đến những năm 1470 thì cùng con út là Chân Thường vào phủ Diễn Châu. Lúc đó ông Pháp Độ khoảng chừng trên 50 là tuổi còn có trí và lực. Chữ “Tiền Sơn Nam” trong các gia phả ở Diễn - Yên - Quỳnh và bài vị nhà thờ Đan Trung là cách ghi chép tránh né về nguồn gốc tổ của cha mình “Biệt tổ ta là Trần Pháp Độ do chính phái Thiên Hoàng sợ bị vạ nên không dám tường là con ông nào” (Trần Công Tộc tự phổ tiểu dẫn). Tuy Trần Quốc Duy “chạy loạn” nhưng vẫn không đổi họ (bất cải dị tính). Trần Quốc Duy là tên gọi ở Sơn Nam và thời gian ở Thanh Hóa tên hiệu Pháp Độ thực chất là tên chữ của Trần Quốc Duy khi ở lánh tại chùa Liên Hoa làng Phì Cam, mang tên hiệu ở chùa. Cũng từ ý nghĩa ấy Trần Khương mới có tên hiệu là Chân Thường, cũng là một tên hiệu ở chùa.

       Khi vào tới xứ Cồn Dù, Trần Khương (cũng có tên nữa là Thiện Tính hoặc Tính Thiện) còn nhỏ tuổi, theo truyền thuyết ông vẫn đi chăn vịt với bạn ngang tuổi ở Cồn Bục (Thái Xá) có tên là Hoàng Định (ông Hoàng Định). Ông Chân Thường khi trưởng thành, lập gia đình với bà họ Lê là con gái thứ ba (Gia phả ghi là Lê Tam Nương) của một gia đình họ Lê giàu có (truyền thuyết Xuân Viên, Diễn Thắng - Diễn Châu nói là con gái thứ ba quan tể tướng Đức Sơn) hiệu là bà Từ Phúc. Ông bà Chân Thường sinh được 3 con trai và 1 con gái tại xứ Cồn Dù.

        - Trưởng nam là Trần Phúc Quảng, hiệu là Chân Tịch cư trú ở chùa làng Dàn, thôn Đồng Tháp, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu.

      -Thứ nam là Trần Huyền Thông, hiệu Chân Tính đầu tiên cư trú ở chùa Bàng Hòa Quán, Hoàng Mai tự (nay thuộc xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu).

     - Con út là Trần Huyền Linh, hiệu Chân Thiên (Bia: Trần Công từ bi ký) ở Phủ thờ, mục “tiêu chí” ghi là “Sinh Thiên từ Cồn Dù rời lên hàng Diệu Ốc (nhà đẹp), xã Giai Lạc huyện Đông Thành” (nay là xã Phúc Thành, huyện Yên Thành).

       Ngày nay chi họ Trần Xuân Viên vẫn giữ ngôi mộ tổ Trần Quốc Duy tại núi Mã Lai: “Ngũ Mã đăng trình, nhất Mã Lai” (5 con ngựa cùng đi, một con quay trở lại) có hình cảo “Song xà kiến cáp” (hai con rắn thấy con trai).

      Trong cách đi “lánh loạn” và “ẩn cư” của Pháp Độ và Chân Thường, điểm nổi bật là cách “ẩn cư” theo lối “Phân tam cá” (chia ba) - chia con đi ở các địa phương, lập một làng hoặc một chi họ mới. Vùng Diễn - Yên - Quỳnh vẫn còn truyền lại một bài ký, trong đó có câu:


“Độ Thường Nam Bắc phân tam cự
Cảnh tùng lâm hợp nhất chi chi”.
(Ông Pháp Độ và ông Chân Thường, Nam Bắc thường chia ba. 
Nơi rừng tùng (cửa chùa) vẫn chỉ là một cành, tức một nhà).

        Cách biệt cư như thế, các thế hệ về sau vẫn tiếp diễn. Chẳng hạn như trường hợp Trần Huyền Thông với bà vợ thứ nhất là bà Từ Sinh, có 6 con trai, chia đi ở 6 nơi, để lại một bài ký, ghi trong gia phả chi Diễn Lâm “Gia phả kiến thị thi văn”.


Hoàng Hoa Tâm sự tự thử thăng
Đức Hạnh yên phong cư Mai tự
Thịnh Đạt Kim Long (lung) đắc thọ trường.
Xuân tình nghinh Lễ Hòa Lam tích.
Cư tại Giai Thành khai thế trạch
Hậu vi bổ nghĩa trấn Gia Thanh.
Thổ hậu vọng cầu lưu phúc chỉ
Nhân tùy quy trạch bộ Văn Minh.
Giải nghĩa:
Trong gia phả thấy như sau:
Rượu Hoàng Hoa tâm sự từ đó mà đi lên
ở chùa Mai Nữ, gió lặng, trồng cây Đức Hạnh.
Thịnh Đạt (được sống dài lâu) sung sướng là bởi từ Kim Long (rồng vàng).
Xuân Tình đón lễ, sự tích đức phật Hòa Lam...
ở tại Giai Thành mở ra nền móng (Giai Thành còn gọi là Giai Lạc - Đông Giai).
Đất tốt về sau, cầu mong được hưởng phúc.
Người người theo về một bộ Văn Minh.
         
         Đây là cuốn gia phả ghi về sáu người con của Huyền Thông:
        - Trần Phúc Tâm ở Hoàng Mai (Quỳnh Lưu)
        - Trần Thiện Hạnh ở chùa Mai làng Yên Hậu xã Diễn Lâm (Diễn Châu).
        - Trần Khánh Đạt ở xã Kim Long (Diễn Châu)
        - Trần Phúc Lễ ở làng Xuân Tình (Quỳnh Lưu)
        - Trần Bình Cầu ở làng Thổ Hậu (Quỳnh Lưu)
        - Trần Văn Minh ở làng Quỳ Trạch (Yên Thành).

       Để tránh sự ngộ nhận, trong gia phả Diễn Lâm do Trần Thuần Tín phụng lập năm 1651 có câu: “Hoặc hữu Đông Tháp xã nhân hoặc Giai Lạc xã nhân, hoặc Ngọc Tràng xã nhân, vị nhân, nãi chân ngô tộc dã”. Hoặc là người xã Đông Tháp, người xã Giai Lạc, người xã Ngọc Tràng, tuy chưa nhận ra nhau, nhưng đều chính là họ ta đó”.

       Cho đến ngày nay, kể từ thời gian Pháp Độ Công Trần Quốc Duy vào xứ Cồn Dù, đã phát triển tới 100 chi họ và trên chục vạn con cháu, chưa kể tới con cháu của Trần Công Sủng và Trần Đạo Tín ở Thanh Hóa.


         2. Nghi vấn về dòng họ Trần làng Long Đống:
         Dòng họ Trần làng Long Đống xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An theo như lời mở đầu và phần phả ký có ghi rằng: Trong bài tựa cuốn gia phả có ghi “Ngũ thế dị thượng diệc bất kỳ tường, ngũ thế diệc bất kỳ lược” nghĩa là gia phả 5 đời trở lên không rõ, 5 đời trở xuống chỉ biết sơ lược.
         Chính vì thế mà nguồn gốc dòng họ ta đến nay là một bí ẩn chưa được hồi đáp. Có bốn giả thuyết được cho là:
        - Họ Trần vốn gốc họ Trần (có nguồn gốc từ hoàng tộc Trần, nhưng không phải là hậu duệ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn)[[35]] di cư từ ngoài Bắc vào khu vực huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh rồi di cư trở ra vùng huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
        - Họ Trần ta có thể là họ Trần khác (có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc), di chuyển tới khu vực huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh rồi di cư trở ra vùng huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
       - Họ Trần ta có thể do họ khác đổi thành.
       - Họ Trần ta là hậu duệ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn.

       Với giả thiết thứ nhất thì cũng có cơ sở bởi vì theo dòng Nam tiến thì họ Trần ta có thể là từ ngoài Bắc vào (tại thời điểm di cư vào Thạch Hà rồi từ Thạch Hà trở ra Hưng Nguyên.
      Với giả thiết thứ hai cũng có cơ sở, bởi tại thời điểm đó có thể tổ tiên ta di cư từ Trung Quốc sang là điều không thể loại trừ.
      Với giả thuyết thứ ba mà khi nói ra điều này có thể có nhiều người phản bác. Tuy nhiên khi đọc gia phả thì ta đặt giả thuyết này không thể không có lý. Bởi theo gia phả của họ Trần ta ghi rằng: Trước tổ thứ nhất tục hiệu hô danh ông Thắng, bà Thắng, rồi tiếp tục Trước tổ thứ hai là ông Rường, bà Rường, sau đó đến thủy tổ họ ta ghi rằng ông tổ tên húy là Sỹ, hiệu là Dĩnh Xuyên quận. Sau đó con trai cả của ông ghi là Hồ Đăng Vinh, chính vì lẽ đó mới có giả thuyết họ ta từ họ khác mà đổi thành, đặc biệt có thể là từ họ Hồ. Để củng cố giả thuyết này, trong gia phả Trần tộc đại tôn ở Láng thôn (Thông Lãng), là họ em của họ Trần Long Đống chỉ ghi rằng: đời thứ nhất ông Thầy (vì ông làm nghề dạy học nên thường gọi như vậy), sinh ra ông tổ húy Ngượng; ông Ngượng tiếp tục sinh ông tổ húy Soái; ông Soái sinh ông tổ húy Tiếp; ông Tiếp sinh ra ông tổ Trần Phúc Hữu, sau đó ông Phúc Hữu sinh ra Viết Tuấn và Thế Nho. Cứ liên tục 4 đời không ghi họ mà chỉ ghi tên húy, sau đó đời thứ năm mới ghi là họ Trần. Mặt khác trước thời điểm Trịnh Nguyễn phân tranh là thời kỳ Nam Bắc triều (thời Lê Mạc), sau khi nhà Mạc mất, con cháu họ Mạc phải trốn đi đổi ra nhiều họ khác như Liêu, Lều, Trần, Nguyễn …. Do đó giả thuyết này cũng hoàn toàn có cơ sở.
        Với giả thuyết thứ tư: họ Trần ta là hậu duệ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở Nghệ Tĩnh.
        Trước đây tôi có dịp trò chuyện với ông Trần Quang Thiện, là một người uyên thâm về nho học, đóng góp nhiều tâm huyết cho dòng họ ta. Tôi với ông trao đổi về nguồn gốc dòng họ của làng ta, ông kể: Có một hôm ông đi chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Nghệ An có gặp một người ở giường bên cạnh là thành viên ban liên lạc dòng họ Trần Nguyên Hãn ở Nghệ Tĩnh nói rằng tất cả dòng họ Trần ở Nghệ Tĩnh nói chung đều là hậu duệ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Tôi nghe nhưng vẫn hoài nghi vì cho đó không có căn cứ, bởi vì tôi đã đọc đâu đó có 4 giả thuyết trên. Tôi lấy ví dụ cho mọi người hiểu nhé: Tôi có đọc nguồn sử liệu cho rằng đời vua Trần Thái Tông có Tĩnh quốc vương Trần Quốc Khang là anh vua,  làm tri phủ Diễn Châu, lấy vợ ở đây và sinh ra 2 người con trai là Trần Huệ Nghĩa và Trần Quốc Trinh, có thể ông sẽ để lại hậu duệ ở đây chăng?. Theo Giáo sư Ninh Viết Giao thì: Nhng ngưi thất thế qua s thay đi của các vương triều hay qua mt sự cố gì đó ca lịch s, cũng ngưi chy vào x Ngh. Như Hoàng hu Bích Ngc ca vua Trần Du Tông (1373 - 1377). Trần Du Tông b nh tại thành Đ Bàn trong lần đem quân thân chinh Chăm Pa. Hồ Quý Ly lên ngôi vua, theo anh Trần Duy cùng 572 tuỳ tùng   gia  nhân  trong  đó   2  đại  thn   Trần  Quc  Trung   Nguyễn  Thi  Kính,  ri Thăng Long vào vùng núi Cc, núi Trà thuc Bất Ngốc huyện La Giang nay Đc Th, lập ấp chiêu dân khai khn đất hoang. ng với Trần Duy chiêu tập được hơn 3000 dân, khai hoang gần 4000 mẫu rung, chia thành 4 khu dân cư gi điếm. Đó Lai Sơn, Hng Nga, Ngũ Khê Tùng Chinh, sau thêm 2 điếm mang tên 2 vị gia thần Trung Phm và Kính K.
        Tôi lại đọc được gia phả họ Trần Yên Hồ, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh viết rằng họ là hậu duệ của Trùng Quang đế Trần Quý Khoáng, hoặc là một tướng quân họ Trần trong nghĩa quân này sản sinh một họ Trần lớn ở đây. Có lần tôi có gửi thư và gọi điện cho ông Trần Thanh San ở xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, ông là người viết cuốn Trần tân tộc phả Nghệ Tĩnh là cuốn gia phả viết về dòng Pháp độ công Trần Quốc Duy, con trai thứ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, ông nói rằng ở vùng Thạch Hà có một họ Trần rất lớn là hậu duệ của vua Trần Quý Khoáng. Vì vậy nói rằng họ Trần ở Nghệ Tĩnh hầu hết là hậu duệ của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn là thiếu căn cứ.
        Tôi đã đọc được đoạn trích gia phả Trần tân tộc phả Nghệ Tĩnh của ông Trần Thanh San viết rằng Pháp độ công Trần Quốc Duy là con trai thứ của Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Ông sinh Công Sủng, Đạo Tín, và Thiện Tính. Các Ông: Công Sủng và Đạo Tín cùng mẹ là bà Từ Quang ở Thanh Hóa; còn Ông Thiện Tính, húy Khương, hiệu Chân Thường theo cha vào Nghệ An. Ông Chân Thường sinh hạ Trần Chân Tịch, Trần Chân Tính, Trần Chân Thiên. Tổ Trần Chân Tịch sinh 4 người con trai và không rõ bao nhiêu người con gái chỉ biết rằng cả dòng trưởng thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương - giỗ bà vào ngày rằm tết thượng nguyên 15/1 (xem bài). Vì lý do này mà dòng họ Cao Trần ở Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định làm cở sở đầu tiên về nhận họ.
       Theo như gia phả họ ta cũng viết: Tục hiệu hô danh ông Thắng, bà Thắng; tục hiệu hô danh ông Rường, bà Rường. Thủy tổ họ ta tên húy là Sỹ, hiệu là Dĩnh Xuyên quận, bà thủy tổ húy Dỏng, hiệu Trần Lưu quận. Tứ đại tổ cô hiệu Quế hoa nương ( mất ngày 12/2).
       “Tứ đại” ở đây có nghĩa là 4 đời,  có thể được tính từ thủy tổ chúng ta là ông Trần Dĩnh Xuyên trở lên 4 đời. Như vậy có thể bà tổ cô là cô của ông Thắng, tức cùng hàng với thân sinh ra ông Thắng.
       Theo gia phả của chúng ta ông tổ húy Sỹ, hiệu Dĩnh Xuyên quận. Vậy Dĩnh Xuyên quận là cách nhận biết của người họ Trần ta. Ông Trần Thanh San còn nói rằng dấu hiệu nhận biết là người họ ta (tức là hậu duệ của ông Trần Pháp Độ, con trai của tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn) là Dĩnh Xuyên quận  đối với các đinh (là đàn ông), thờ tổ cô hiệu Quế hoa nương hoặc Quỳnh hoa nương. Đặc biệt là các gia phả của hậu duệ của dòng Trần Chân Thiên ở xã Giai Lạc (Phúc Thành), huyện Yên Thành có cháu là tướng quân Trần Đăng Dinh lập nhiều chiến công cho triều đình nên được nhiều đất phong, có thể phong ở vùng khác ngoài huyện Yên Thành như ở Thạch Hà chẳng hạn (vì tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay trước năm 1831 đời Minh Mạng nhà Nguyễn thuộc trấn Nghệ An). Ông còn cho biết, trong gia phả họ ta có ông Rường, trong gia phả ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà hiện nay cũng có ông tên là Rường, nhắn gửi có thể vào đó mà tra gia phả của họ. Tôi nghĩ đây cũng là một manh mối quý giá mà cần tiếp tục tìm kiếm nguồn gốc của dòng tộc mình.




[1] ^ Từng giữ chức Quốc tử giám Tế tửu (có thể hiểu nôm na là Hiệu trưởng Quốc tử giám).
[2] ^ Nguồn: Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh, NXB Hải Phòng 2003, trang 493.

[3] Nay là địa phận tỉnh Phú Thọ, nam Tuyên Quang và một phần của Hà Nội
[4] Lưu Nhân Chú là anh rể của Phạm Cuống, năm 1416 ông có mặt tại Hội thề Lũng Nhai.
[5]Tuy vậy, cũng chính trong Tang thương ngẫu lục, Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã sai khi chép rằng Nguễn Trãi có 1 con gái chạy thoát khỏi họa tru di là Nguyễn Thị Đào, bà này sau vào đội nhạc cung đình, được Lê Thánh Tông chọn làm hoàng hậu và trở thành Hoàng hậu Trường Lạc. Thực tế thì Lê Thánh Tông không lập Hoàng hậu và bà Trường Lạc là con của Nguyễn Đức Trung. Rõ ràng là không phải chi tiết nào trong cuốn này cũng chính xác cả.
[6] ^ Phần lớn các tài liệu cho rằng sự kiện Trần Nguyên Hãn vào đánh Tân Bình và Thuận Hoá xảy ra vào năm 1425. Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỷ yếu cho rằng đây là sự kiện của tháng 9 âm lịch năm 1423. Có sách khác chép là năm 1424. Tuy nhiên, đạo quân của Trần Nguyên Hãn là quân bộ, do đó số liệu 1425 tỏ ra chính xác hơn, và chính xác nhất là tháng 8 năm 1425, vì đến tháng 2 năm 1425, quân Lam Sơn mới hạ được thành Đa Căng ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, và sau đó phải mất một thời gian thì mới có thể đánh thông được đường qua Nghệ An để vào Tân Bình, Thuận Hóa.
[7] ^ Tuy một số sách lịch sử hiện đại có chép Tân Bình và Thuận Hóa là “châu”, nhưng Đào Duy Anh cho rằng vào thời của Trần Nguyên Hãn, Tân Bình và Thuận Hóa là hai đơn vị hành chính cấp trấn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt nhiều về mặt địa dư của Tân Bình và Thuận Hóa cho dù theo ý kiến của Đào Duy Anh hay của các ý kiến khác. Theo Đào Duy Anh thì: Tân Bình, đời đầu nhà Trần được gọi là Tây Bình, tương đương với tỉnh Quảng Bình và các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và một phần đất từ sông Bến Hải tới sông Thạch Hãn của tỉnh Quảng Trị ngày nay. Thuận Hóa tương đương với Thừa Thiên Huế và phần còn lại của Quảng Trị ngày nay.
Nguồn: Sách Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2005, các trang 127, 161, 162, 163, 164).
[8] ^ Huyện Bố Chính tương đương với huyện Quảng Trạch, Quảng Bình ngày nay. Huyện Bố Trạch, Quảng Bình ngày nay tuy trùng một phần phần chính tả với Bố Chính, nhưng vào thời của Trần Nguyên Hãn thì thuộc huyện Đặng Gia của châu Tây Bình.
Nguồn: Sách Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin, 2005, trang 162
[9] ^ Lê Quý Đôn trong Lê triều thông sử (cũng gọi là Đại Việt thông sử) nói Nguyên Hãn mộ được vài vạn quân. Dẫn lại từ www.vietnamgiapha.com

[10] ^ Nay là Cầu Giấy, Hà Nội. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cho rằng "Tây Dương Kiều" là tên một địa danh và ông không chú thích được đó là địa danh nào. Các sử gia đương đại đồng ý với nhau rằng chỉ có địa danh "cầu Tây Dương" và đó là Cầu Giấy.
[11]Cửa sông Đáy thông với sông Hồng
[12] Nay là dốc Hàng Than, Hà Nội
[13]Sau khi đầu hàng, Thái Phúc đã bày cho quân Lam Sơn cách đánh thành Đông Quan cũng như báo tin để quân Lam Sơn chặn đứng một cuộc phản công của quân Minh, diệt 9.000 người. Đấy cũng chính là trận thắng lớn nhất của quân Lam Sơn trong hơn 1 năm vây thành Đông Quan. Về sau, Thái Phúc cùng Tiết Tụ và các tướng giữ thành Nghệ An đều bị vua Minh tử hình. Thái Phúc được Lê Lợi lập đền thờ và cho nhân dân cúng tế.
Nguồn: Khởi nghĩa Lam Sơn, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn.

[14] Thị trấn Kép, Lạng Giang, Bắc Giang.
[15] Gần Phố Tráng, Lạng Giang, Bắc Giang.
[16] Tùy tài liệu mà các số liệu này khác nhau. Có sách nói quân Minh chỉ chết có 3 vạn.
[17] Nếu so sánh, có thể thấy rằng số ruộng cấp cho Trần Nguyên Hãn là hơi ít. 221 người được phong tước hầu và tước trí tự được cấp từ 300 tới 500 mẫu, và nhiều người được cấp trên 1.000 mẫu. Ví dụ, theo gia phả của Nguyễn Công Duẩn (hoặc Chuẩn, tuỳ theo cách phiên âm chữ này), viên tướng hậu cần này của quân Lam Sơn được cấp 350 mẫu ruộng. Công Duẩn là thân sinh của Nguyễn Đức Trung và là ông tổ của các chúa Nguyễn.
Nguồn: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2006, trang 325.
[18] Cuốn Từ điển chức quan Việt Nam không nói cụ thể đây là chức hay hàm, ở các đời trước như Lý hay Trần, "Bình chương quân quốc trọng sự" có khi là chức vụ, có khi chỉ là hàm gia thêm cho đại thần (thường thì Tể tướng mới được gia thêm hàm này).
Nguồn: Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, NXB Thanh niên, 2006.
[19] Tư đồ cùng Tư không  Thái sư hợp thành Tam công trong hệ thống quan chế của các chính quyền phong kiến.

[20] Nguồn: Lê Triều thông sử (cũng gọi là Đại Việt thông sử) của Lê Quý Đôn, dẫn lại từ www.vietnamgiapha.com.
[21] Có tài liệu chép là năm 1455. Tuy nhiên có thể là cuối năm 1454, đầu năm 1455 theo cách tính âm lịch và dương lịch.
[22] Một trường hợp phục hồi ở đời Lê Thánh Tông là vào năm 1465, Lê Thánh Tông cho gọi con cháu Nguyễn Trãi ra làm quan. Con thứ Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ ra, được phong quan, sau đi sứ Trung Quốc về, bị đắm thuyền mà chết. Phần lớn ý kiến cho rằng Nguyễn Anh Vũ bị ám sát.
[23] Nguồn: Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 1, Bản dịch của Nhà xuất bản Khoa học xã hội - 1992, trang 320.
[24] Từ cuối năm 1426 cho tới khi cuộc kháng chiến thắng lợi.
[25] Bà này mất sớm, từ năm 1425.
[26] Nguồn: Sách Văn hóa Việt Nam– tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng, trang 749.
[27] Ông Trần Thanh San ghi lại trong cuốn gia phả tộc Trần Nguyên Thiên Nghệ Tĩnh trang 61 & 62, dẫn lại từ www.vietnamgiapha.com.
[28] Nay thuộc xã Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phúc.
[29] Theo gia phả Minh Nông.
[30] Gia phả chi họ Trần ở thôn Hồng Hải - Minh Nông – thành phố Việt Trì.
[31] "Tự điển" tức là “điển các lệ về đền thờ” của nhà Lê.
[32] Theo Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái thứ 5 (1724) chép “Tháng 4 nhuận, vào điện thí. Hoàng thượng đích thân ra đề văn sách, hỏi về thể dụng sự nghiệp của thánh nhân. Ngày hôm sau, dâng quyển lên đọc. Hoàng thượng sáng suốt xem đọc, xét định thứ bậc. Ban cho Hà Tông Huân đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh, Trần Danh Dĩnh và Lương Nguyễn Huyễn đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, bọn Nguyễn Đức Hoành 14 người đỗ đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân”. Cũng có chú giải: “Trần Danh Dĩnh (1690-?) người xã Hoàng Trường, huyện Đông Thành (nay là xã Quỳnh Diễn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ông làm quan Hàn lâm viện thị thư”. Theo tôi thấy năm sinh của Trần Danh Dĩnh có thể là hậu duệ đời sau của Trần Danh Di chứ không phải là con trai (lời của người viết).
[33] Ngoài ra, không có một thông tin nào về mồ mả và cảo huyệt, về hậu duệ, và cũng không có Hán tự xác định mất sớm hay vô tự ? (theo biên bản Nghệ An nhìn nhận Nha Chử thì có phụ chú Hán tự vị tường, vị nhận). Gia phả Thái Xá ghi: Trần Công Ngạn sinh khoảng năm 1511, tại làng Thọ An. Có một làng tên là Thọ An, sau đổi là Trung Chính, sau nữa đổi thành làng Tứ Trụ, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đó là tại Nghệ An có làng Thọ Sơn, sau đổi thành làng Trung Chính, xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An: là bản quán hay sự tích đầu mối gắn liền với số phận của gia đình Trần Công Ngạn ?

[34] Nguồn: Sách Văn hóa Việt Nam– tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng, trang 749.
[35] Giả thuyết này không nói tới là hậu duệ của Trần Nguyên Hãn mà là hậu duệ của các vua Trần hoặc là của hoàng thân quốc thích khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét